Những điều cần biết khi nuôi dê

Khi nuôi dê phải luôn sẵn có nước sạch cho dê sữa hay cho dê con có mức tăng trưởng tối đa, nhưng dê thịt thì cần ít nước hơn.

Những điều cần biết khi nuôi dê - nhung dieu can biet khi nuoi de 500x328

 

Khối lượng thức ăn ăn vào

Khối lượng vật chất khô ăn vào của dê tùy thuộc vào giống như cho sữa hay chuyên thịt và môi trường chung quanh. Dê sữa ở vùng ôn đới thường có khả năng ăn vào một khối lượng vật chất khô của thức ân bằng 5 * 6% trọng lượng cơ thể, nhưng ở vùng nhiệt đới thì thấp hơn khoảng 5% so với bò chuyên sữa vùng ôn đới vào giai đọan đỉnh cao của chu kỳ cho sữa là 3,8 – 4%.

Dê thịt ở vùng nhiệt đới thường ít khi tiêu thụ được một lượng vật chất khô quá 3% thể trọng. Dê Jamnapari ở Ấn Độ có thể ăn vào 3,1% vật chất khô trong khi ở Malaysia chỉ trong khoảng 2,2 đến 2,8% thể trọng so với bò nhiệt đới là 2 đến 2,5%. Nhiều khảo sát cho thấy dê kiêm dụng ở vùng nhiệt đới thường không tiêu thụ khối lượng vật chất khô quá 3% thể trọng và giống dê sữa ôn đới nhập vào vùng nhiệt đới thường không quá 4,5% thể trọng.

Khối lượng vật chất khô ăn vào còn tùy thuộc vào nồng độ năng lượng của khẩu phần ăn. Với khẩu phần ăn trung bình thì nồng độ năng lượng trao đổi khoảng 8,4MJ/ kg vật chất khô và với khẩu phần cho sữa là 10,5 MJ / kg (1 kcal = 4,184 kJ). Như vậy với các loại cỏ hòa thảo thông dụng ở nước ta vẫn hơi thiếu năng lượng với khẩu phần ăn trung bình và thiếu nhiều với khẩu phần cho sữa hay dê thịt tăng trọng nhanh. Do đó cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho dê ngay với khẩu phần ăn trung bình.

Nước uống cho dê

Dê là động vật sử dụng nước có hiệu quả nhất sau lạc đà. Phải luôn sẵn có nước sạch cho dê sữa hay cho dê con có mức tăng trưởng tối đa, nhưng dê thịt thì cần ít nước hơn.

Ở vùng nhiệt đới dê thích nghi với sự thiếu nước. Khi nhiệt độ không khí cao khoảng 38° c, dê nhiệt đới sẽ tăng độ bóng của bộ lông để giảm sự hấp thu nhiệt từ ánh sáng mặt trời và có sự tái hấp thu nước cao, giảm nước trong phân và nước tiểu nên dê có thể đi lại trong một vài ngày mà không uống nước.

Tuy nhiên, khi thiếu nước thì số lượng vật chất khô ăn vào sẽ giảm nhiều nên năng suất sẽ giảm rất nhiều. Dê có thể sử dụng rất hiệu quả nước trong thức ăn. Ở vùng ôn đới vào mùa đông dê có thể không cần uống nước khi ẩm độ của thức ăn trên 60%. Ở Malaysia, một dê thịt cần khoảng 700 ml nước mỗi ngày. Ban ngày dê uống một lượng nước gấp 4 lần so với ban đêm. Để đảm bảo sức sản xuất tốt dê cần một lượng nước uống bằng 4 đến 5 lần khối lượng vật chất khô ăn vào.

Năng lượng

Năng lượng là nhiên liệu để duy trì các chức năng của cơ thể, đi Ịại, sản xuất nhiệt cũng như các hoạt động sản xuất như cho sữa, tăng trọng… Thú nhai lại thu nhận năng lượng từ chất xơ, chất bột đường và chất béo trong thức ăn. Năng lượng thường là yếu tố giới hạn nhất trong khẩu phần ăn.

Thiếu năng lượng sẽ làm dê chậm hay ngưng tăng trưởng, giảm sữa, lên giống bất thường hay không lên giống, giảm tỉ lệ đậu thai và giảm sức đề kháng bệnh. Năng lượng của thức ăn thô tùy thuộc vào giống và độ trưởng thành của thực vật.

Khi cây già tỉ lệ chất xơ tăng nên nồng độ năng lượng sẽ giảm; đồng thời độ ngon miệng cũng giảm làm cho dê ăn ít hơn. Cây họ đậu thường có năng lượng cao hơn cỏ hòa thảo. Các loại hạt là nguồn thức ăn có nồng độ năng lượng cao. Các loại cỏ hòa thảo thông dụng ở vùng nhiệt đới thường thiếu nằng lượng cho dê như đã được đề cập ở phần trên.

Chất đạm

Chất đạm rất cần thiết để tạo ra tất cả các tế bào cũng như để sản xuất các hormon, enzyme và sữa. Thiếu chất đạm sẽ làm giảm hiệu nâng của dạ cỏ, chậm lớn, giảm sữa, giảm sự phát triển bào thai, giảm sức đề kháng bệnh, cũng như làm giảm sự ngon miệng nên sức ăn vào kém.

Do đó thiếu chất đạm trong khẩu phần sẽ gây ra sự thiếu năng lượng cho thú. Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ sẽ phân giải hầu hết chất đạm của thức ăn thành ammonia và hợp chất hữu cơ và sau đó đùng ammonia để tổng hợp thành chất đạm cho chúng.

Cuối cùng dê sẽ tiêu hóa các chất đạm từ xác hệ vi sinh vật khi chúng đi xuống dạ múi khế và ruột non. Bằng cách này hệ vi sinh vật cũng sử dụng các hợp chất nitơ không phải đạm như urea để tổng hợp chất đạm cho chúng. Sử dụng urea cho dê nhất là trên đực, dê cái khô sữa, dê thịt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao vì urea rất rẻ so với các thức ăn cung cấp đạm như các loại bánh dầu, Urea thường được sử dụng ở mức 3% trong thức ăn tinh.

Tuy nhiên cần tập cho dê ăn thức ăn có urea trong 3 – 5 ngày để tránh sự ngộ độc. Các chất đạm khó hòa tan sẽ không bị phân giải ở dạ cỏ và thóat xuống phía dưới gọi là chất đạm thoát qua. Hầu hết nhu cầu chất đạm trên dê được cung ứng bởi chất đạm của xác vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ, nhưng đối với dê có nhu cầu cao như dê cái đang cho sữa, dê đang tăng trưởng nhanh thì cần các chất đạm thoát qua, nhưng sử dụng kém hiệu quả các hợp chất nitơ không phải đạm.

Nguồn: caytrongvatnuoi.com

Thảo luận cho bài: Những điều cần biết khi nuôi dê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *