Tác dụng của cây thuốc quý Mật nhân, bá bệnh, bách bệnh

Cây Mật nhân (Bá bệnh – Eurycoma Longifolia Jack) là cây thuốc quý hiếm với khả năng trị bách bệnh, đã được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại Việt Nam từ năm 2006

Cây Mật nhân còn gọi là cây bách bệnh, bá bệnh, hậu phác, tho nan (Lào), antongsar, antogung sar (Cămpuchia).
Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour).
Thuộc họ thanh thất Simaroubaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ có cành. Lá kép lông chim lẻ gồm 10 đến 26 đôi lá chét, hầu như không có cuống, hình trứng dài, dày, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới. Hoa và bao hoa phủ đầy lông. Quả hạch màu đỏ, nhẵn, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung. Còn thấy ở Malaixia, Inđônêxia. Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.

Thành phần hoá học

Trong vỏ chứa một chất đắng gọi là quasin. Ta có thể chiết quasin như sau: Sắc vỏ bằng nước nhiều lần, cô cho hơi đặc. Dùng tanin để kết tủa quasin sau đó gạn lấy cặn, rửa cặn và loại tanin bằng chì cacbonat, quasin được giải phóng. Cô đặc trên nồi cách thuỷ. Dùng cồn 800 để chiết (cồn đun sôi), cất thu hồi cồn, ta được quasin thô. Muốn tinh chế, rửa quasin thhoo bằng hỗn hợp cồn và ête. Người ta cho quasin và neoquasin có công thức chung C22H30O6. Quasin có hai nhóm metoxyl và một OH tự do. Dùng axit clohydric đun sôi để khử metyl ta sẽ được một hợp chất truhydroxyl gọi là quasinol. Hạt chứa dầu béo, màu vàng nhạt.

Từ vỏ cây Bách bệnh mọc ở Biên Hoà, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương (International Symposium on the chemistry ò Natural Producdts, Kyoto, 1964, Abstracts of papers, 51) đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).

Eurycomalacton có tinh thể lăng trụ không mầu, độ chảy 268-2700, rất tan trong pyridin, tan trong axeton, clorofoc, ít tan trong benzen, metanlo, etanol. Vị rất đắng, tan trong axit sunfuric đặc cho màu đỏ sẫm, tan dễ dàng trong dung dịch natri hydroxyt loãng. Công thức thô C19H24O6

Những lời đồn về cây trị bách bệnh

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, họ thanh thất (Simaroubaceae), thân gỗ, cao từ 4-8m, thân nhỏ ít phân cành. Cách đây vài năm, cây mật nhân đã bị nhiều người dân ở Tây Nguyên săn lùng. Ban đầu, giá mật nhân được rao bán khoảng 50.000đ/kg, sau đó giá tăng dần, có lúc loài cây này được đẩy giá lên tới 500.000đ/kg. Không chỉ có giá “cắt cổ”, người mua còn phải đặt tiền và chờ đợi hàng tháng để có thể sở hữu được vài kilôgam cây mật nhân.

Tại Việt Nam, cây mật nhân hay còn được gọi là cây bá bệnh cũng là vị thuốc chính trong bài thuốc “ông uống bà khen” danh bất hư truyền của vua voi huyền thoại vùng Tây Nguyên bấy lâu nay. Nếu những lời quảng cáo trên một số trang mạng chỉ tập trung vào quảng cáo tác dụng chính là cường dương thì các tay lái buôn bán dạo lại quảng cáo về mật nhân như một thứ thuốc tiên với đủ loại tác dụng như: Mật nhân là cây trị bệnh gì cũng khỏi. Từ ung thư, u nang, tiểu đường, bệnh gan, phong tê thấp, viêm xoang… đều khỏi hết! Công thức pha chế rễ cây mật nhân rất đơn giản, chỉ cần thái mỏng, rửa sạch, phơi khô rồi bỏ vào siêu, ấm… sắc uống trong vòng một tháng thì bệnh sẽ khỏi hẳn. Mỗi người chỉ cần uống khoảng… 30kg là khỏi bệnh!

Công dụng và liều dùng

Cây Mật nhân (Bá bệnh – Eurycoma Longifolia Jack) là cây thuốc quý hiếm với khả năng trị bách bệnh, đã được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại Việt Nam từ năm 2006. Các bước nghiên cứu ban đầu cho thấy cây Bá bệnh của Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ các nước khác. Tongkat ali từ lâu đã được biết đến như là nhân sâm Malaysia. Tại các nước Đông Nam Á như Indonesia, Brunei, Thái Lan, Cămpuchia, Lào… Tongkat ali được dùng giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hoá.

Tuy nhiên, tác dụng vượt trội của cây Mật nhân (Bá Bệnh) đã được chứng nhận và công bố rộng rãi với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên Thế giới là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên. Đó chính là chìa khóa duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục ở nam giới, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên, như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm,… thường gọi chung là yếu sinh lý hay chứng bất lực . Theo báo cáo tại hội nghị ISIR Châu Á – Thái Bình Dương, có khoảng 190 triệu nam giới tại khu vực này gặp trục trặc về khả năng tình dục, và chỉ khoảng 10 % đến gõ cửa bác sĩ để thừa nhận mình có vấn đề bất ổn “nơi ấy”. Nam giới thường ít khi để ý đến sức khoẻ tình dục, dù đó là yếu tố cho biết trạng thái sức khỏe cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, tất nhiên khi ấy khả năng tình dục cũng cao hơn. Vì thế, giải pháp thông minh nhất giúp nam giới lấy lại phong độ một cách oanh liệt trong mắt nàng chính là một cơ thể mạnh khỏe, cường tráng, và khả năng tác chiến tuyệt vời ở chốn phòng the. Một số các quốc gia hồi giáo như Indonesia và Malaysia, đàn ông được lấy và chung sống cùng lúc 4 người vợ, có khá nhiều giai thoại đã kể rằng: để cho cô vợ nào cũng yên tâm là được chồng yêu nhất, đàn ông nơi ấy đã phải cần tới sự trợ giúp đắc lực của Tongkat ali, giúp cường dương tráng khí. Hay tại các cuộc thi đấu thể thao đẳng cấp quốc gia ở Đông Nam Á, nhiều vận động viên các đội tuyển đã dùng đến vị thuốc quý hiếm này như dạng doping thiên nhiên giúp tăng cường sức bền và thể lực, nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu. Tại Việt Nam, Bá bệnh cũng là vị thuốc chính trong bài thuốc “Ông uống bà khen” danh bất hư truyền của các Vua Voi huyền thoại vùng Tây nguyên bấy lâu nay. Có thể nói, việc tìm thấy cây Mật nhân (Bá bệnh) tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khoẻ. Đặc biệt là tìm được giải pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.

Theo lương y Nguyễn Công Đức:

– Người ta dùng thân cây, rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) sắc thuốc hoặc sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động,thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say rượu và tẩy giun, làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ, tiêu chảy. Lá thì dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.

– Ngoài ra theo lương y Nguyễn Công Đức: cây mật nhân hay còn có các tên gọi là “bá bệnh”, “bách bệnh” (Eurycoma Longifolia Jack) thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). Loài cây này cao 2-8 mét, lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.

– Mật nhân mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ, ở nước ta cây mọc chủ yếu tại miền Trung và Đông Nam Bộ.

Theo kinh nghiệm dân gian:

– Người ta dùng rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh.Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng,trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say rượu và tẩy giun.

– Vỏ thân mật nhân dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ,tiêu chảy. Lá thì dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.

– Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh như sau: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ)nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml). Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.

Như tên của cây, đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (bách là trăm).

Vỏ dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Quả dùng để chữa lỵ, tại Cămpuchia người ta dùng rễ chữa ngộ độc và say rượu, trị giun.

Vỏ phơi khô tán bột ngâm rượu hay làm thành viên uống. Ngày dùng 4 đến 6g.

Rể cây ngâm rượu có thể chữa được nhiều chứng bệnh như yếu sinh lý nam, viêm gan do siêu vi rút, đái tháo đường, chứng vô sinh do loãng tinh trùng ở nam giới.

Còn được dùng tắm ghẻ, lở ngứa.

Trao đổi với lương y Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa (Huế), về công dụng của cây mật nhân mà người dân xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, TT-Huế đổ xô đi đào những ngày qua, chúng tôi được thầy Tuệ Tâm cho hay: “Cây mật nhân này chỉ hiệu quả chữa bệnh đau bụng, sốt rét; ngoài ra còn có tác dụng ổn định đường trong máu với bệnh nhân bị đái đường, có thể dùng cho phụ nữ sau khi sinh để giảm đau và bổ gan, mật. Chứ còn các bệnh khác thì không những không chữa được mà còn làm cho bệnh nhân đau thêm”.

Thực hư khả năng chữa bệnh của cây “trị bách bệnh”

Rễ cây mật nhân hàng chục năm tuổi được cơ quan chức năng tìm thấy trong 1 nhà dân thôn Ba Lăng, xã Phú Xuân

Theo lương y Tuệ Tâm, rễ cây này phơi khô rồi sao vàng hạ thổ để làm thuốc, có vị rất đắng; có tính hàn nên nếu người nào bị “dương” hư, dùng vào sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Nói cây có tác dụng cường dương bổ thận như các tin đồn chắc chắn là không phải.

Cũng theo thầy Tuệ Tâm, quan điểm của Đông y là không nói đến “thuốc” mà phải là “thang thuốc” – có nghĩa là phải có nhiều loại để phối hợp chữa một bệnh chứ không thể dùng một cây mật nhân để chữa bệnh. “Từ trước đến nay tôi chưa thấy ai dùng độc nhất cây mật nhân mà chữa bệnh cả”, thầy Tâm khẳng định.

Như Dân trí đã đưa tin, từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi nghe tin đồn thương lái mua cây mật nhân với giá cao vì cây có công dụng chữa bách bệnh, nhiều người dân ở xã Phú Xuân đã đổ xô đi đào cây, xới tung cả núi cát, ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh của cả một vùng mấy chục ha.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Tác dụng của cây thuốc quý Mật nhân, bá bệnh, bách bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *