Nội dung chính
- Để chọn được gạo ngon, sạch, đảm bảo chất lượng tưởng chừng đơn giản ở thời gian trước thì nay lại là thách thức lớn đối với người nội trợ ở các thành phố lớn khi “công nghệ” tẩm, sấy, tẩy gạo bằng hóa chất ngày cành trở nên tinh vi.
- Gạo ngon và mới thường có hạt đều, căng bóng nhưng không quá trắng. Ảnh minh họa
Để chọn được gạo ngon, sạch, đảm bảo chất lượng tưởng chừng đơn giản ở thời gian trước thì nay lại là thách thức lớn đối với người nội trợ ở các thành phố lớn khi “công nghệ” tẩm, sấy, tẩy gạo bằng hóa chất ngày cành trở nên tinh vi.
Các loại gạo trên thị trường
Nếu là người thường xuyên phải đi chợ sẽ dễ dàng nhận ra trên thị trường có rất nhiều loại, nhiều tên gọi gạo, ví dụ chỉ riêng loại gạo tám cũng có nhiều loại như tám Thái, tám xoan Hải Hậu, tám Điện Biên thậm chí còn có cả tám Lào, tám Campuchia, tám Thái xanh nhập khẩu, tám đỏ nhập khẩu…
Và dù có rất nhiều tên gọi song trên thị trường hiện nay gạo được chia thành 2 loại chính là gạo xốp và gạo dẻo dựa vào tính chất của gạo khi nấu chín. Dòng gạo dẻo ở Việt Nam được xay ra từ các giống lúa như jasmine, các giống lúa Đài Loan (Việt Đài – gạo thơm Đài Loan), giống thơm KDM (hương lài, thơm lài), hommali (nhập từ Thái nên thành phẩm gạo hay được gọi là thơm Thái), nàng thơm Chợ đào – Long An…
Tùy từng nơi trồng mà gạo sẽ được gắn thêm 1 cái tên địa danh như như gạo tám Điện Biên, gạo tám Hải Hậu. Còn dòng gạo xốp có một số loại phổ biến như: Nàng Thơm, Tài Nguyên, Hàm Châu…Dòng gạo này cũng được gắn thêm tên địa danh trồng, ví dụ tài nguyên Thái Bình. Ngoài ra có 1 số ít các thương hiệu gạo nhập khẩu từ Nhật và Thái song được bán khá hạn chế.
Gạo ngon và mới thường có hạt đều, căng bóng nhưng không quá trắng. Ảnh minh họa
Cách chọn gạo ngon
Trước hết, gạo muốn ngon thì yêu cầu đầu tiên phải là gạo mới, vì thế cứ đến mùa nào thì ăn gạo mùa đó là ngon nhất, vì gạo để càng lâu càng bớt thơm, bớt ngọt. Hạt gạo đều, tròn và bóng, không bị nát hoặc gãy, không có hạt màu vàng hay đen.
Gạo có mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng không có mùi ẩm mốc, mối mọt. Có thể nếm thử gạo bằng cách cho vài hạt gạo vào miệng và nhai. Nếu thấy gạo có vị ngọt nhẹ, thơm là gạo ngon.
Không nên chọn loại gạo nào quá trắng, bạc bụng, có mùi lạ vì đây là loại gạo có thể đã được xay xát quá kỹ hoặc bị tẩm hóa chất làm trắng, tạo mùi hương và chống mối mọt.
Bên cạnh đó mua gạo ở những cơ sở uy tín sẽ đảm bảo hơn. Nếu có điều kiện có thể thu mua lúa gạo của người dân sau vụ thu hoạch, bảo quản ở nơi thoáng mát và xát ăn dần là có gạo ngon nhất.
Gạo trắng, thơm mang thương hiệu… đánh lừa cảm giác
Thông thường, người tiêu dùng không quan sát kỹ thì lúc nào cũng thấy gạo trắng mẩy, thơm ngon, giá cao nên nghĩ rằng mua được gạo ngon, gạo thơm thật sự, nhưng khi nấu, cơm nhạt, dở hơn gạo thường và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bởi vì hiện nay việc dùng hóa chất bảo quản chống mối, mọt, những bao gạo để quá lâu mất mùi thơm tự nhiên sẽ được “tân trang lên đời“ bằng hương liệu. Ngoài những chiêu trò bảo quản gây hại sức khỏe, thì người tiêu dùng còn phải đối mặt với vấn nạn gạo không rõ nguồn gốc. Hiện tại, các loại gạo không rõ nguồn gốc đang trôi nổi trên thị trường tương đối nhiều.
Gạo ngon ngửi sát mũi thì có vị thơm nồng tự nhiên. Ảnh minh họa
Rất dễ để các bà nội trợ mua phải các loại gạo quá hạn, kém chất lượng, không ngon, nhưng cũng được “lên đời” bằng hóa chất. Không chỉ vậy việc sử dụng gạo trắng sẽ khiến bát cơm trắng trông thật hấp dẫn và bắt mắt. Nhưng đồng nghĩa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của hạt gạo đã không còn. Mà bạn chỉ là đang ăn “cái lõi” bột đường của gạo mà thôi.
Cách bảo quản gạo sau khi mua
Nếu mua gạo ở siêu thị hay các bao gạo đã đóng gói sẵn cần để ý đến ngày sản xuất. Ngày càng gần thì gạo càng mới. Trong trường hợp mua lẻ ở các cửa hàng, đại lý gạo thì tốt nhất nên mua vừa phải, đảm bảo lượng gạo ăn trong thời gian ngắn. Như vậy sẽ không sợ gạo bị để lâu, ẩm mốc trong nhà vừa để đón mùa gạo mới.
Ngoài ra gạo không ưa nước, dễ nấm mốc. Do đó lý tưởng nhất nên trữ gạo trong các lọ có nắp đậy kín, để nơi khô thoáng trong tủ hoặc kệ bếp, tránh trực tiếp với ánh nắng và nhiệt độ cao vì những yếu tố này có thể làm gạo giảm chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng.
Nguồn: sưu tầm