Cây hoa Cúc

Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa Cúc.

Cây hoa Cúc - dac diem cay hoa cuc 500x375

 

1. Đặc điểm thực vật học

a. Rễ: Hoa cúc là cây có bộ rễ phụ phát triển, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Rễ có nhiều lông hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh.

b. Thân: Hoa cúc thuộc loại thân thảo, khả năng phân nhánh mạnh, chiều cao của cây phụ thuộc vào đặc tính giống, khi tác động chế độ ánh sáng cây cúc có thể cao trên một mét.

c. Lá: Lá cúc chia thùy, có răng cưa to, sâu, thường là lá đơn mọc so le nhau, mặt dưới lá bao phủ bởi một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân lá hình mạng lưới. Mỗi nách lá thường phát sinh một mầm nhánh. Phiến lá có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh hay đậm, lá dày hoặc mỏng còn phụ thuộc vào đặc tính của từng giống.

d. Hoa: Hoa cúc chính gồm nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi cánh thực chất là một bông hoa. Tràng hoa dính vào bầu như hình ống, trên ống phát sinh cánh hoa. Hoa có thể lưỡng tính hay đơn tính. Hoa kép nhiều hơn hoa đơn và thường mọc nhiều hoa trên một cành phát sinh từ các nách lá. Hoa và cánh hoa có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào đặc tính từng giống.

e. Quả: Quả là loại quả bế khô, chỉ chứa một hạt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh

– Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 15-200C, cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 10-350C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C và cao hơn 350C cây sinh trưởng phát triển kém, nhiệt độ dưới 50C cây ngừng sinh trưởng, nhiệt độ cao hơn 400C cây cúc sẽ bị tổn thương sinh lý, lá cháy.

– Ánh sáng: Cây cúc là cây ngày ngắn, ưa ánh sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Thời gian chiếu sáng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bông. Thời kỳ cây con cần ít ánh. Thời kỳ chuẩn bị phân cành cần tăng thời gian chiếu sáng (trên 14 giờ) để giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, giúp cho thân cao, lá to, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng. Nếu thắp điện thấp hơn 14h, cây sẽ bị thấp, ra nụ sớm, giảm chất lượng hoa.

-Ẩm độ: Ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 – 80%, ẩm độ không khí thích hợp khoảng 65 – 70%,  ẩm độ cao hơn 85% cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập.

– Thổ nhưỡng: Do cây cúc có bộ rễ phát triển cạn, rễ chùm nên cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

3. Yêu cầu dinh dưỡng

Các nguyên tố N, P, K,Ca, Mg và vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, Bo có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa.

– Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa, đạm nhiều sâu bệnh phát triển và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa.

– Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra muộn. Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.

– Kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần K thời kỳ phân hoá mầm hoa.

– Các nguyên tố vi lượng: Cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay thế được như  Fe, Zn, B, Mn, Cu…

Nguồn: vietlinh.vn

Tìm bài này trên Google:

  • hoa cúc

Thảo luận cho bài: Cây hoa Cúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *