Hướng dẫn cách trồng hoa Cẩm Cù (Phần 2)

Ở phần 1 của Hướng dẫn cách trồng hoa cẩm cù đã hướng dẫn các bạn các bước đầu trong việc trồng hoa cẩm cù. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để hoàn thiện cách trồng hoa cẩm cù nhé.

Cách chăm sóc cẩm cù:

Hướng dẫn cách trồng hoa Cẩm Cù (Phần 2) - cach trong hoa cam cu4 300x225 1

Khi nuôi trồng cây cẩm cù ta chú ý điều chỉnh ánh sáng, nên để nơi có bóng râm. Mùa hè nhiệt độ cao cần bảo đảm độ ẩm cao mới sin trưởng tốt, cần phun nước lên lá. Hai tháng tưới nước phân N 1 lần.Cần hái ngọn để cho ra nhiều nhánh hái hoa héo để cho ra hoa mới.

Tưới nước

Cẩm cù là loài thực vật ưu ẩm độ cao, cây có thể chịu khô rất tốt nhưng cây rất nhạy cảm với việc tưới nước quá nhiều. Trong điều kiện bình thường, cây trồng trong chậu với lượng chất trồng vừa phải nên tưới mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ tùy mùa. Nếu trồng ngoài trời, không nên tưới nước vào mùa mưa vì có thể làm cho cây úng và chết. Nên tưới nước khi chất trồng vừa khô, có thể tưới cho nước chảy ra ngoài theo lỗ thoát của chậu nhưng đảm bảo nước sẽ không đem theo cả chất trồng ra ngoài. Chậu trồng cần đảm bảo thoát nước tốt.

Bón phân

Hướng dẫn cách trồng hoa Cẩm Cù (Phần 2) - cach trong hoa cam cu12 300x200

Hướng dẫn cách trồng hoa cẩm cù (hình 2)

Cách trồng hoa cẩm cù thực sự không cần bón phân nhiều vì nếu chất trồng đủ dinh dưỡng đã đảm bảo cho cây phát triển lâu dài và ổn định. Tốt nhất chỉ nên tưới phân qua lá, khoảng 1-2 lần mỗi tháng. Nếu ta thay chậu, không nên bón phân vài tháng sau đó cho tới khi cây ổn định và phát triển bình thường. Nếu dùng phân bón nhiều quá sẽ làm cho cây không trổ hoa.

Sâu bệnh – Phòng và chữa trị

Sâu hại

Cẩm cù ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.

Bệnh và phòng bệnh

Hướng dẫn cách trồng hoa Cẩm Cù (Phần 2) - cach trong hoa cam cu13 300x225

Hướng dẫn cách trồng hoa cẩm cù ( hình 3)

Hoa cẩm cù cũng rất ít bị nhiễm bệnh, một số ít nấm có thể nhiễm làm cây bị bệnh, lá thường có đốm đem, nâu, cây chậm phát triển. Bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất ở Cẩm cù là bệnh ‘nứt gốc’ dẫn tới chết cây. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về bệnh trên Cẩm cù do đó phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất. Dùng chất trồng sạch, tạo môi trường vệ sinh, thoáng mát giúp cây trồng không bị nhiễm các loại nấm bệnh.

Chúc các bạn thành công với cách trồng hoa cẩm cù !

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Hướng dẫn cách trồng hoa Cẩm Cù (Phần 2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *