Hướng dẫn cách uốn cây bonsai (Phần 2)

Tiếp nối phần 1 của Cách uốn cây bonsai mời các bạn cùng tiếp tục theo dõi và tìm hiểu về cách uốn cây bonsai với bài viết dưới đây.

Phương pháp uốn cây bonsai

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc uốn cây bonsai người chơi thường sử dụng dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành đã quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn phần thân trước rồi mới uốn đến các cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh phần thân cây bonsai tính từ gốc lên đến phía ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng bạn đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Khi tiến hành quấn dây kẽm, bạn không nên quấn quá chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo cần phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi đã quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhạng nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ của cây. Thời gian thích hợp để bạn tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường từ 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây thân gỗ lớn thường sẽ là 1 năm. Và bạn có thể uốn cành lại lần hai nếu cây lại trở lại hình dáng ban đầu.

Hướng dẫn cách uốn cây bonsai (Phần 2) - 1449247912 linh20sam201 640x484

Cách uốn cây bonsai (hình 1)

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Bạn cần xác định trước độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều đã có một độ cong nhất định phụ thuộc vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ có thể không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành cây như này, nếu bạn cố sức uốn thì cần phải làm thật chậm rãi, từ từ, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì hãy nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng vì bạn có thể làm hỏng cả cây.

Để tạo dáng già nua cho cây, hãy gọt bỏ vỏ một số các cành rồi rắc lên đó hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào các chỗ gọt để chúng đổi sang thành màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của các cây già thường sẽ lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo được cảnh đó,  bạn hãy thật cẩn thận và nhẹ nhàng rút rễ cây hàng năm, khi ta đem trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày phần rễ trên mặt đất. Ta nên uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm như trên và dây sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo thường sẽ giữ nguyên hình dáng.

Hướng dẫn cách uốn cây bonsai (Phần 2) - uon cay bonsai4 300x169

Cách uốn cây bonsai (hình 2)

Tháo dây

Tháo dây khi dây đã ăn được hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc được cho là thích hợp nhất vì cành cây đã tương đối định hình rồi. Tháo dây quá muộn cũng sẽ để lại những vết hằn sâu rất khó khắc phục. Khi gỡ dây, hãy gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình bạn đã quấn.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Hướng dẫn cách uốn cây bonsai (Phần 2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *