Kĩ thuật nhân giống cây Bích Đào

Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước đất cát. Bộ rễ cây bích đào ít không nên trồng sâu.

Kĩ thuật nhân giống cây Bích Đào - ki thuat nhan giong cay bich dao

Cây bích đào (Prunus spp.) thuộc họ Tường vi, cây gỗ rụng lá, là biến loài của đào, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều tràng trùng lặp, màu hoa đẹp. Bích đào có vỏ xám, thân to cao 3-4m. Hàng năm nở vào tháng 3-4, là một loài hoa cảnh nổi tiếng. Bích đào có nhiều loài: bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rủ.

Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước đất cát. Bộ rễ cây bích đào ít không nên trồng sâu. Loài này ưa phân không nhiều, mỗi hố chỉ bỏ ít phân bón lót, bón nhiều không có lợi cho bích đào ra hoa. Mùa xuân chỉ cần bón ít phân là đủ, tưới nước vừa phải, không để đọng nước.

Tỉa thưa bích đào là vấn đề mấu chốt, thường tiến hành sau khi hoa nở, cần phải hái ngọn các cành dài, chú ý để cành phân bố đều, thoáng gió rất lợi cho việc ra hoa.

Nhân giống bích đào thường bằng cách gieo hạt, tiếp ghép, phần lớn dùng cách ghép cây.

Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7-9. Gốc ghép là cây mọc từ hạt, cũng có thể dùng cây mận, cây mai, cây đào làm gốc ghép. Nên dùng phương pháp ghép chồi, chỗ ghép nên ở độ cao 60-80cm, bổ hình chữ T để ghép. Khi chồi sống và mọc cao 12-18cm, phải hái ngọn, để mọc nhánh. Sau 3 năm có thể nở hoa. Ghép cành chỉ dùng khi ghép chồi bị thất bại và tiến hành vào tháng 3.

Sâu hại bích đào thường có rệp ống, nên dùng Rôgr 0,1% để phòng trừ.

Nguồn:sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật nhân giống cây Bích Đào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *