Kỹ thuật ký đá trên cây Sanh

Kỹ thuật ký đá trên cây Sanh là khâu quan trọng nhất nó đòi hỏi tính sáng tạo của người làm bởi mỗi viên đá một hình dáng mỗi cây giống một bộ rễ khác nhau: phần lồi, nhô ra của đá là phần dương, phần hốc đá, chỗ lõm vào là âm,…

Kỹ thuật ký đá trên cây Sanh - ky thuat ky da tren cay sanh 500x375

Hãy chọn một phần nhô cao của viên đá và ốp cây vào, cố định thật chặt phần gốc cây vào đá bắng dây mềm đó là điểm nhấn gây ấn tượng nhất cho người xem (không nên nhét gốc cây vào hốc đá bởi khi lớn gốc cây ẩn vào trong không phô được vẻ đẹp của cây).

Trên mỗi viên đá hãy phát hiện và lợi dụng những đường nét uốn lượn hết sức đa dạng của nó để cuốn rễ. Cây cảnh của bạn có gây được ấn tượng cho người xem hay không chính là điểm mấu chốt này.

Hướng dẫn Kỹ thuật ký đá trên cây Sanh

1. Chuẩn bị cây giống, đá

– Cây giống: Việc chuẩn bị cây giống cực kỳ quan trọng nó quyết định tới 20 – 30% cho sự thành bại của tác phẩm. Cây giống phải có bộ rễ càng dài càng tốt. kinh nghiệm nhiều năm cho thấy cây có bộ rễ dài khoảng trở lên 1m, đường kính gốc khỏang 1,5 cm là đạt yêu cầu.

– Cách làm: có thể nhân giống từ hạt, cành chiết. Chọn cành có đường kính bằng điếu thuốc để chiết. Nếu muốn vào đá vào cuối năm hoặc mùa xuân thì phải chiết cành vào tháng 3 – 4 năm trước. Sau chiết ( 15 – 20 ngày ) cành ra rễ, cắt cành chiết cấy vào vỏ bao ximăng tháo chỉ 2 đầu nhồi đất dựng đứng, mỗi bao cấy 5 cây giống hoạc cấy vào ống nhựa, ống luồng bổ đôi cho đất vào trong… ta có thể sáng tạo ra nhiều kiểu làm cây giống miễn sao tạo bộ rễ dài.

– Đá: Những năm trước tôi hay dùng đá Tai bèo để ký cây bởi đá có nhiều hang hốc, mấu dễ dàng cho việc quấn rễ vào đá. Hiện tại tôi chuyển qua làm bằng đá trơ (Đá lũa ), đá bọt (loại đá có mầu vàng, nhẹ có nhiều ở Ninh Bình, Thanh Hóa ) và đá vôi loại to.

2. Kỹ thuật ký đá

– Thời gian: Thời gian phù hợp nhất cho việc ký đá từ tháng 11 âm năm trước đến hết tháng 3 âm lịch năm sau tất nhiên ta có thể ký các thời điểm khác trong năm nhưng vấn đề chăm sóc sẽ gặp nhiều khó khăn (áp dụng cho thời tiết Bắc Bộ).

– Kỹ thuật ký đá: đây là khâu quan trọng nhất nó đòi hỏi tính sáng tạo của người làm bởi mỗi viên đá một hình dáng, mỗi cây giống một bộ rễ khác nhau (Tạm gọi phần lồi, nhô ra của đá là phần dương, phần hốc đá, chỗ lõm vào là âm) hãy chọn một phần nhô cao của viên đá và ốp cây vào, cố định thật chặt phần gốc cây vào đá bắng dây mềm đó là điểm nhấn gây ấn tượng nhất cho người xem (không nên nhét gốc cây vào hốc đá bởi khi lớn gốc cây ẩn vào trong không phô được vẻ đẹp của cây). Trên mỗi viên đá hãy phát hiện và lợi dụng những đường nét uốn lượn hết sức đa dạng của nó để cuốn rễ. cây của bạn có gây được ấn tượng cho người xem hay không chính là điểm mấu chốt này.

– Sau khi tạo đường chạy cho rễ xong hãy buộc dây thật chặt (dùng loại dây hóa học mầu đen. Loại này rất phù hợp bởi rất bền, lâu mục ) nếu chưa quen có thể dùng phấn vẽ trước để điều chỉnh đường chạy của rễ cho phù hợp.

Kỹ thuật ký đá trên cây Sanh - ky thuat ky da tren cay sanh 1

3. Một số điểm cần lưu ý

– Để tạo ra cây dáng lạ, cây quái nên cuốn cây vào phần dương của đá, phải tạo nhiều đường gấp khúc đột ngột và không bị ràng buộc bởi một công thức nào, nếu ta bị lệ thuộc vào những thứ có sẵn hoạc theo đường mòn thì cây sẽ đơn điệu, tẻ nhạt.

– Nếu muốn cây có bộ rẽ dẹt hãy xếp nhiều rễ cạnh nhau chạy song song, khoảng cách các rễ tùy theo bạn định làm cây to hay nhỏ thông thường đặt chúng cách nhau khoảng 3 – 5cm.

– Nếu bạn muốn lấy rễ làm thân thì cắt hết những rễ nhỏ chỉ để lại một hoặc hai rễ to xếp chúng cạnh nhau khi lớn chúng phình lên và dính vào nhau tạo thành một thân cây rất đẹp.

– Trong quá trình đưa cây vào đá để có đường chạy của rễ theo đúng ý có thể sẽ phải can thiệp bằng các dụng cụ cắt sửa đá.

– Căn cứ vào đường chạy của rễ hãy uốn thân cây cho ăn nhập với tổng thể rễ – thân – đá và cố định lại.

– Sau khi ký đá xong hãy đưa cây ra vườn nhào đất ướt vừa phải và đắp đến cổ rễ (để cây bằng mặt vườn, không đào hố đưa cây vào) sau đó lấy tấm ly nông cuộn chặt lại nhằm giữ độ ẩm khoảng một tuần ta mới phải tưới nước một lần. Sau cấy một tháng hãy tưới cho cây một chút phân đạm + lân (thật loãng ) để cây phát triển đâm rễ xuống đất.

– Đất đắp bầu không được cho phân hữu cơ, không tưới phân hữu cơ vào bầu đất. Khi rễ đã xuống đất bạn hãy dùng các loại phân chăm sóc cho cây phát triển tốt, lúc này ngường hoàn toàn tưới phân cũng như nước trên bầu đất.

– Tùy theo sức chăm cũng như môi trường và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khoảng 6 – 7 tháng gốc cây có thể đặt đường kính 2,5 – 3cm lúc này ta dỡ bỏ bầu đất và tiến hành chỉnh lại rễ. Những rễ không đạt yêu cầu cắt bỏ, đoạn rễ mới mọc thêm từ rễ cũ ta đào lên và tiến hành quấn lại vào đá.

– Trong một cây bạn phải để nguyên 1 – 2 chiếc rễ, những rễ này có nhiệm vụ nuôi cây khi rễ mới chưa phát triển, hãy chọn chúng trong số rễ bỏ đi. Khi rễ mới đủ sức nuôi cây thì cắt chúng đi.

Nguồn: Vietcanh.com.

Tìm bài này trên Google:

  • cay sanh

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật ký đá trên cây Sanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *