Kỹ thuật nhân giống hoa Hồng

Yêu cầu của giá thể giâm hồng là phải làm bằng vật liệu vừa đảm bảo sự tơi xốp, có khả năng thoát nớc tốt, đồng thời có tính giữ ẩm cao.

Kỹ thuật nhân giống hoa Hồng - ky thuat nhan giong hoa hong

a. Thời vụ nhân giống:

Nhân giống hồng bằng cành giâm có thể áp dụng ở mọi thời vụ trong năm (với điều kiện đảm bảo đúng theo qui trình nhân giống), nhưng tốt nhất vẫn là ở 2 thời vụ chính.

– Vụ xuân (từ tháng 2-4)
– Vụ thu (từ tháng 8- 10).

Ở 2 thời vụ này cây giống nhanh ra rễ và cho tỷ lệ sống cao nhất, đồng thời khi trồng ra sản xuất tỷ lệ cây chết cũng thấp nhất.

b. Chuẩn bị nhà giâm:

Nhà giâm hồng nên thiết kế theo kiểu nhà kính, nhà lới, dạng nhà này vừa có tác dụng che chắn (mưa, nắng, cách li sâu bệnh), vừa có điều kiện để  áp dụng công nghệ mang tính chất công nghiệp cao (hệ thống phun tới, hệ thống điều khiển ánh sáng…) Trong điều kiện chưa có khả năng làm các kiểu nhà này, thì có thể thiết kế theo kiểu nhà giâm đơn giản, nhưng là nhà có mái che và phải đảm bảo được yêu cầu về ánh sáng. Có thể sử dụng nilông hoặc tấm nhựa PE làm mái.

c. Chuẩn bị giá thể giâm:

Yêu cầu của giá thể giâm hồng là phải làm bằng vật liệu vừa đảm bảo sự tơi xốp, có khả năng thoát nớc tốt, đồng thời có tính giữ ẩm cao. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loại giá thể tốt nhất cho việc nhân giống hồng ở điều Việt nam là: 2/3 trấu hun + 1/3 đất đồi, nếu không có đất đồi có thể thay thế bằng đất phù sa hoặc cát, cát vàng.

Tất cả các loại giá thể trên phải được sàng lọc loại bỏ những tạp chất, phơi khô và phải được khử trùng bằng VibenC 1%, trớc khi đưa vào giâm, Giá thể sau khi xử lý đem đóng vào khay nhựa chuyên dụng dùng cho hồng giâm.

d. Chọn, cắt cành giâm

Vườn hồng dùng để cắt cành cần có chế độ chăm sóc riêng, ngoài chế độ bón thông thường cần bón thêm 50 kg urê, 70 kg kali cho 1ha.Dùng loại cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non, tốt nhất là chọn loại cành đang mang hoa ở giai đoạn sử dụng, cành có các mắt bằng hạt gạo, không nên lấy những cành có mắt mù hoặc mắt đã bật lộc. Chiều dài của đoạn cành dùng để giâm từ 8-10 cm, trên đó có từ 2 – 4 mắt. Khi cắt cành, cắt vát khoảng 30O. Dùng dao (kéo) sắc cắt, không để vết cắt bị dập nát. Mỗi đoạn cành giâm giữ lại từ 1- 2 lá chét ở cuống  lá phía trên.

e. Xử lý thuốc:

Hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn  kích thích cành giâm ra rễ  nhanh ta dùng một trong 2 loại thuốc điều tiết sinh tr­ởng là IAA và NAA thương phẩm nồng độ từ 500 – 700ppm, sau khi cành cắt xong đem nhúng nhanh vào dung dịch đã pha sẵn trong khoảng thời gian từ 3 – 5 giây rồi cắm vào giá thể.

Sử dụng cồn làm dung môi để pha thuốc (vì cồn vừa có tác dụng hoà tan thuốc, vừa có tác dụng diệt khuẩn vết cắt trớc khi giâm).

f. Thao tác giâm cành.

Dùng tay cắm cành thẳng đứng, ngay ngắn,  cắm sâu 1,5 – 2 cm. Cắm vào chính giữa các lỗ trong khay đã được chuẩn bị sẵn (khay này được thiết kế chuyên dụng cho hồng giâm)

g. Kỹ thuật phun, tới nước:

Phải luôn luôn đảm bảo độ ẩm cho cây, điều kiện độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể trong 3 ngày sau giâm đạt ở mức 95% là tốt nhất. Sau 3 ngày giâm có thể giảm độ ẩm giá thể xuống 85 – 90%.

Trong điều kiện chưa áp dụng được công nghệ cao tạo độ ẩm bằng máy tính tự động (chỉ có ở một số cơ sở lớn mới có điều kiện áp dụng) thì có thể áp dụng hệ thống phun tới bằng chế độ hẹn giờ theo thời gian có Rơle tự ngắt, thời gian hẹn này tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Với điều kiện mùa khô đặt ở chế độ phun là 50 giây, khoảng cách giữa các lần phun từ 15 – 20 phút (ban ngày), 60 – 90 phút (ban đêm). Với điều kiện mùa ẩm đặt ở chế độ phun là 30 giây, khoảng cánh các lần phun từ 30 – 40 phút (ban ngày), 120 – 180 phút (ban đêm). Hoặc nếu không có thể sử dụng theo phương pháp thủ công bằng bình, phun nhẹ lên toàn bộ bề mặt luống giâm, chế độ phun này cũng làm theo nh chế độ hẹn giờ.

Trong giai đoạn đầu khi cành chưa xuất hiện rễ (khoảng 10-15 ngày) thì công việc phun nớc phải đòi hỏi rất chặt chẽ. Sau khi hình thành rễ bất định, giai đoạn này rễ bắt đầu có khả năng hút nước từ giá thể thì ẩm độ giá thể luôn phải đưược đảm bảo ở mức 80 – 85%.

h. Chăm sóc cành giâm

Phải thường xuyên nhặt bỏ những cành lá úa vì những cành lá này là môi trường truyền nhiễm bệnh.

Sau khi giâm 5 – 10 ngày cần phun lên cành giâm một số loại thuốc kích thích sinh tr­ởng và phân bón qua lá, 10 ngày sau phun lại một lần, (mỗi lứa giâm phun khoảng 2 lần). Các loại chế phẩm thờng sử dụng cho cây hồng giâm là Atonik 1,8%DD 10 ml/bình 8 lít, phân bón lá thiên nông.

Trong thời gian giâm phải theo dõi sâu bệnh trên cành giâm, có thể là tàn dư sâu bệnh từ cây mẹ hoặc có thể là sâu bệnh hại mới xuất hiện. Một số loại sâu bệnh hại chính và cách phòng trừ trên cây hồng giâm như sau:

– Nhện đỏ: Sử dụng Pegasus 500 SC 7-10ml/bình 8lít hoặc Ortus 5SC 10 – 12ml/bình 8lít.

– Rệp: Sử dụng Supaside 40ND nồng độ 0,15%; 1 -1,5 lít/ha, Supathion 10ml/bình 8lít.

– Bệnh phấn trắng: Sử dụng Score 250ND  nồng độ 8 – 10 ml/bình 8 lít, liều lượng 0,2 – 0,3 lít/ha, Anvil 5SC, nồng độ 6 – 8 ml/bình 8 lít nuớc; liều lượng 1 lít/ha.

– Bệnh đốm đen: Sử dụng Daconil 500SC 25ml/bình 8 lít, đồng ôxyclorua 30 BTN 70 gam/bình 8lít.

– Bệnh gỉ sắt: Sử dụng Daconil 500SC 25ml/bình 8 lít

i. Bứng cây đi trồng

Sau thời gian giâm từ 25 – 35 ngày, (thời gian này phụ thuộc và thời vụ giâm, giống cây giâm), cây ra rễ thì có thể mang đi trồng ngoài ruộng sản xuất. Cây giống đạt tiêu chuẩn mang trồng là cây có rễ ra đều xung quanh, chiều dài rễ đạt từ 3 – 4 cm, còn giữ nguyên lá, mầm bật từ 2 – 4 cm không có vết sâu bệnh. Khi vận chuyển cây đi trồng nên để cả khay hoặc bầu ni lông, lúc trồng nhẹ nhành nâng bầu lấy cây ra khỏi khay hoặc bầu nilông sao cho còn giữ nguyên bầu (bao gồm cả rễ và giá thể) đặt cây xuống và trồng.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nhân giống hoa Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *