Bạn đã biết cách chăm sóc hoa cẩm chướng?

Hoa cẩm chướng còn được biết đến với cái tên  “bông hoa của tháng một”. Loài hoa rực rỡ này nở rộ vào cuối tháng 12 và kéo dài suốt mùa xuân nên được xem là tín hiệu báo xuân. Thế nên chẳng có lý do gì mà trong dịp tết đến xuân về, chúng ta lại không trồng hoa cẩm chướng để thổi một luồng gió mới vào không gian nhà ở. Và tất nhiên, trồng thôi chưa đủ, bạn còn phải nằm lòng cách trồng hoa cẩm chướng nữa đấy! Vậy bạn đã biết cách chăm sóc hoa cẩm chướng hay chưa? Hãy tham khảo bài viết sau để gom góp thêm chút kinh nghiệm nhé!

Cẩm chướng: loài hoa khỏe khoắn và xinh đẹp

Bạn đã biết cách chăm sóc hoa cẩm chướng? - ban da biet cach cham soc hoa cam chuong

Hoa cẩm chướng là đại diện nổi bật của họ Cẩm chướng, một nhóm loài bao gồm những đại diện thân thảo, hoa mọc đầu cành và sống 1 đến 2 năm.

Nếu tìm hiểu kĩ về hoa cẩm chướng, bạn sẽ nhận thấy hiếm có loài thực vật nào lại sở hữu nhiều điểm cộng như loài thực vật này: là một trong các loại hoa dễ trồng tại nhà, sinh trưởng tốt và không kén đất; vừa có màu sắc tươi tắn (đỏ nhung, hồng, vàng, tím, tím…) lại vừa có hệ thân cành mập mạp, chắc chắn và đặc biệt, hoa có thể tươi hàng tháng trời kể cả khi bạn để nguyên trên cây hay cắt và đem cắm bình.

Nếu bạn muốn trang trí ban công bằng hoa, cẩm chướng là gợi ý vàng dành cho bạn. Loài hoa này không cần nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng tốt trên chậu nhỏ hẹp, chỉ cần chú ý đến chế độ thoát nước và môi trường đủ sáng. Về phương pháp trồng, bạn có thể thực hiện theo hai cách: gieo hạt hoặc giâm bằng chồi hoặc ngọn trên đất thoáng khí. Theo đó, loại đất trồng phù hợp nhất với hoa cẩm chướng là đất thịt nhẹ hoặc đất mùn, độ ẩm khoảng 70% và PH trung tính (dao động từ 6 đến 7)

Cách chăm sóc hoa cẩm chướng sau khi gieo trồng

Ánh sáng

Bạn đã biết cách chăm sóc hoa cẩm chướng? - ban da biet cach cham soc hoa cam chuong 1

Là loài thực vật ưa sáng, tức là có đủ ánh sáng, cây mới sinh trưởng tối ưu và cho hoa to và đẹp nhưng dạng ánh sáng mà cẩm chướng ưa thích là ánh sáng nhẹ chứ không phải ánh sáng gắt như nắng hè ở miền Bắc Việt Nam. Thế nên loài thực vật này chỉ nên trồng vào mùa thu đông ở phía Bắc còn ở những nơi có ánh nắng dịu như Tây Nguyên thì bạn có thể trồng cẩm chướng quanh năm.

Cũng với đặc thù về nhu cầu sáng này nên khi trồng ở ban công, trong cách chăm sóc hoa cẩm chướng vào mùa nắng, chúng ta nên đặt hoa ở hai bên tường hoặc ở chân lan can để hạn chế luồng sáng với cường độ quá cao còn trong mùa thu đông, hãy bày hoa dọc lan can, nơi có ánh sáng nhẹ để cây sinh trưởng thuận lợi.

Nhiệt độ

Bạn đã biết cách chăm sóc hoa cẩm chướng? - ban da biet cach cham soc hoa cam chuong 3

Ưa sáng nhưng hoa cẩm chướng là loài ưa thời tiết mát mẻ với nhiệt độ duy trì ở mức 18 đến 20 độ C. Đặc biệt, nhiệt độ khi đêm về có ý nghĩa quyết định đến thời kỳ ra hoa của cây và nền nhiệt ở thời điểm này chỉ nên mặc định ở mức 16 độ C. Vào những ngày thời tiết xuống dưới hoặc vượt trên mức giới hạn, hãy đưa cây vào phòng ấm và sử dụng ánh sáng nhân tạo để đối phó với thời tiết khắc nghiệt trong thời gian ngắn.

Chế độ tưới nước

Bạn đã biết cách chăm sóc hoa cẩm chướng? - ban da biet cach cham soc hoa cam chuong 2

Cẩm chướng là cây ưa ẩm vừa và không chịu được úng nước. Thế nên trong cách chăm sóc hoa cẩm chướng, bạn nên tưới nước dạng phun sương hằng ngày để cây hút nước từ từ và duy trì độ ẩm lý tưởng từ 60% đến 70%. Lưu ý, chỉ khi nào mặt đất đã se khô sau lần tưới trước, bạn mới tưới cho lần kế tiếp vì nếu độ ẩm quá thấp, cây sẽ dễ mất nước, héo hon và ngược lại nếu độ ẩm cao, cây lại dễ hư rễ và xuất hiện nấm, rệp, sâu bệnh.

Về thời gian tưới, nên chọn thời điểm nhiệt độ thuận nhất trong ngày để tưới nước cho hoa. Theo đó, vào mùa đông bạn nên tưới vào buổi trưa và vào mùa hè, sáng sớm và chiều mát là hai mốc thời gian lý tưởng dành cho bạn.

Phân bón

Trong cách chăm sóc hoa cẩm chướng, bạn cần chú ý bón phân phù hợp với từng giai đoạn. Khi cây còn non, nên tưới theo chu kỳ 18 đến 22 ngày/lần: bón phân chuồng pha loãng theo tỉ lệ 1/200 hoặc phân NPK với tỉ lệ 1:1:1 để cây tập trung phát triển bộ lá. Duy trì cách bón phân này cho đến khi cây ra nụ thì thay đổi tỉ lệ phân NPK thành 1:2:3 để thúc rễ phát triển và cây cho bông sai, màu rực rỡ.

Sâu bệnh

Các bệnh thường gặp ở hoa cẩm chướng là: lở cổ rễ, đốm rễ do nhiễm vi khuẩn kí sinh. Để phòng ngừa, chúng ta cần làm đất kỹ, để nỏ sau khi xử lý đất bằng falizan đồng thời chú ý đến chế độ cắt tỉa cây và mật độ cá thể. Nếu đã phát bệnh, hãy tìm mua thuốc bactoudes để phun kịp thời cho cây.

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về cách chăm sóc hoa cẩm chướng, chúc bạn áp dụng thành công để có những chậu cẩm chướng xinh xắn tô điểm cho vườn nhà và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!

Thảo luận cho bài: Bạn đã biết cách chăm sóc hoa cẩm chướng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *