Nội dung chính
- Để có thể ổn định và phát triển sản xuất mía đường có nhiều vấn đề về kinh tế và kỹ thuật cần phải giải quyết, trong đó biện pháp cơ bản hàng đầu là phải quy hoạch vùng nguyên liệu, đi vào thâm canh tăng nhanh năng suất và chữ đường (CCS) trên cơ sở hạ giá thành đầu tư.
- 1. Cần làm tốt khâu quy hoạch thiết kế đồng ruộng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất
- 2. Nên bón vôi hoặc Dolomic
- 3. Đưa nhanh các giống mía tốt vào cơ cấu giống
- 4. Làm tốt công tác sản xuất hom giống mía theo hệ thống 3 cấp
- 5. Trồng và nhân giống mía bằng kỹ thuật mía bầu
- 6. Bón phân cho mía theo kỹ thuật quản lý dinh dưỡng tổng hợp INM
- 7. Trồng dày hợp lý kết hợp điều khiển mật độ cây/ha.
- 8. Thực hiện chăm sóc làm cỏ tốt trong thời gian mía còn nhỏ, chưa giao tán
- 9. Phòng trừ tốt các loại sâu bệnh gây hại nặng trên mía
- 10. Xử lý một số hóa chất đặc biệt
Để có thể ổn định và phát triển sản xuất mía đường có nhiều vấn đề về kinh tế và kỹ thuật cần phải giải quyết, trong đó biện pháp cơ bản hàng đầu là phải quy hoạch vùng nguyên liệu, đi vào thâm canh tăng nhanh năng suất và chữ đường (CCS) trên cơ sở hạ giá thành đầu tư.
Sau đây là 10 biện pháp kỹ thuật cần chú ý áp dụng.
1. Cần làm tốt khâu quy hoạch thiết kế đồng ruộng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất
Tùy vùng có thể áp dụng cơ giới hóa từng phần hoặc toàn diện từ khâu làm đất đến thu hoạch. Trên vùng đất cao, khô hạn, đồi gò chú ý biện pháp làm đất tối thiểu, đặc biệt cày sâu trên 30 cm bằng cày ngầm (cày không lật). Đất dốc, ngoài cày sâu tối thiểu 30 cm cần làm đất kỹ cho tơi xốp và làm rãnh đặt hom sâu 30-35 cm. Trên vùng đất thấp phèn cần thiết kế đồng ruộng, đắp đê bao chống lũ, rửa phèn thi công bằng cơ giới, đảm bảo thoát nước tốt trong thời gian mưa lũ, giữ ẩm, giữ nước trong các mương, ém phèn trong các tháng mùa khô.
2. Nên bón vôi hoặc Dolomic
Xử lý độ chua, nâng độ pH lên 6,0 – 7,5 (tối thiểu 5,5). Trên đất thấp ngoài bón lót vôi, tro cần kết hợp thoát thủy rửa phèn. Bón vôi trung bình 1.000 kg/ha hoặc 2.000 kg Dolomic/ha, kết hợp không đốt lá sau thu hoạch, chỉ băm lá cày vùi. Biện pháp này rất quan trọng bởi không những nâng được độ pH mà còn tăng hoạt động của vi sinh vật cố định đạm (VSV có thể cố định 180 – 250 kg N/ha/năm).
Ngoài ra cũng cần chú y duy trì tăng cường chất hữu cơ cho đất bằng các biện pháp bón lót phân hữu cơ, bã bùn, luân canh hoặc trồng xen với cây họ đậu.
3. Đưa nhanh các giống mía tốt vào cơ cấu giống
Các giống mía này ngoài đặc điểm cho năng suất mía cây và chữ đường cao còn phải có đặc tính chịu hạn, chịu phèn, ngập, tương đối kháng sâu bệnh, không hoặc rất ít trổ cờ, ít đổ ngã, ra rễ thân, tăng trưởng nhanh trong các tháng mùa mưa, có khả năng tái sinh lưu gốc tốt còn phải có đặc điểm cần cho cơ giới hóa như lá tự rụng hoặc dễ bóc, thân thẳng, bụi mía mọc gọn, các cây mía trong bụi tương đối đồng đều, bộ rễ phát triển mạnh, gốc mía vững chắc. Các giống mía tốt có thể chọn cho sản xuất là: VN 84-422, VN 85-1427, VN 85-1859, DLM 24, C 85-212, C 85-456, ROC 32, ROC 45, VĐ 88-368 và Quế Đường 15.
Trong các giống mía mới nhập của Thái Lan, ngoài 2 giống K 88-200 và K 88-95 cần chú ý giống LK 92-11 có khả năng thay thế hoàn toàn giống K 84-200 là giống đang trồng phổ biến ở miền Nam hiện đang bộc lộ những nhược điểm như nhiễm sâu bệnh, trổ cờ nhiều. Bộ NN-PTNT cũng nên nhập thêm một số giống mía chín cực sớm (8 tháng) giàu đường của Ấn Độ: Co 8336, Co 8337, Co 8338, Co 8339, Co 8340 và Co 8341, đặc biệt là giống CoA 89-085 (Co 6806 x Co 775) rất thích hợp cho việc cơ giới hóa, không trổ cờ, chín rất sớm (thu hoạch 8-11 tháng sau trồng), có lượng đường Saccharose trong thân mía rất cao 19,5 – 21%.
4. Làm tốt công tác sản xuất hom giống mía theo hệ thống 3 cấp
Các vùng mía đất cao, không tưới phải dành khu vực có tưới để sản xuất giống với ruộng giống được trồng, xử lý và chăm sóc theo chế độ giống, đảm bảo cung cấp cho nông dân trồng mía trong vùng đủ số lượng và chất lượng cao. Trước khi trồng cần được xử lý các mầm sâu bệnh truyền qua hom. Trồng mía bằng máy cắt hom ngắn phải xử lý hom bằng thuốc sát khuẩn (trừ nấm) để ngừa bệnh mía dứa do nấm Carato cystis paradosca làm thối hom, giảm tỷ lệ nảy mầm. Bệnh mía gốc cằn (RSD) do vi khuẩn Clasibacteria Xylii gây ra làm giảm mạnh năng suất mía cây và chữ đường có thể phòng trừ bằng xử lý hom bằng nước nóng hoặc hơi nóng.
5. Trồng và nhân giống mía bằng kỹ thuật mía bầu
6. Bón phân cho mía theo kỹ thuật quản lý dinh dưỡng tổng hợp INM
Để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư cần chú ý 5 điểm:
a)Bón đầy đủ các chất và cân đối lượng phân. Chú ý lượng phân đạm bón thâm canh có hiệu quả thay đổi 200 – 250 kg N/ha theo tỷ lệ: 4N – 3 P2O5 – 4 K2O (tăng lân) hoặc 2N – 1 P2O5 – 3 K2O (tăng kali)
b)Chọn các loại phân thích hợp, ngoài hàm lượng dinh dưỡng NPK, còn có thêm các chất phụ (S, Ca, Mg).
c)Thời gian bón hoặc số lần bón: Mía tơ bón 3 lần (1 lót 2 thúc), mía gốc bón 2 lần. Vụ đầu mùa mưa hoặc đông xuân có tưới bón phân N dứt điểm 3-4 tháng sau trồng. Vụ cuối mưa phải chờ mưa đủ ẩm mới bón, bón dứt điểm N trong khoảng 7-8 tháng sau trồng.
d)Chọn cách bón tăng tỷ lệ hữu hiệu. Tất cả các loại phân cần được bón chôn vào đất. Nếu có điều kiện phun tưới nên bón phân qua lá.
e)Tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, hấp thu mạnh trước lúc bón phân.
7. Trồng dày hợp lý kết hợp điều khiển mật độ cây/ha.
Khoảng cách hàng cách hàng từ 0,9 – 1,1 m, trung bình 1,0 m. Trên hàng cứ 1 m tới đặt 3-4 hom nối tiếp hoặc so le, mật độ 25.000 – 40.000 hom/ha. Trường hợp giống mía mới + bón nhiều phân + chăm sóc tốt + cơ giới nên mở rộng khoảng cách trồng 1,2 – 1,4 m với mật độ 25.000 – 30.000 hom/ha. Điều khiển mật độ cây bằng cách vun cao gốc + bón phân kali sớm với liều cao + cắt tỉa cây khi mỗi lần bón phân. Bảo đảm mật độ cây lúc thu hoạch đạt 70.000 – 82.000 cây/ha.
8. Thực hiện chăm sóc làm cỏ tốt trong thời gian mía còn nhỏ, chưa giao tán
9. Phòng trừ tốt các loại sâu bệnh gây hại nặng trên mía
Đáng kể là các loại sâu đục thân, bệnh than, bệnh thối đỏ, bệnh mía dứa và bệnh mía gốc cằn. Chủ yếu dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm sử dụng giống kháng, vệ sinh đồng ruộng, giảm độ ẩm trong ruộng mía, xử lý hom, phun xịt thuốc BVTV lúc còn nhỏ, bón phân cân đối và phòng trừ sinh học.
10. Xử lý một số hóa chất đặc biệt
a)Tăng tỷ lệ nảy mầm: Xử lý hom bằng các loại phân bón lá: Agrostim, HVP, Komix 301 trước khi trồng.
b)Chống trổ cờ: Phun Gramaxone (paraquat) 0,8 – 1 lít/ha + 800 – 1.000 lít nước, hoặc Diquat 1,5 – 2 lít/ha + 800 – 1.000 lít nước/ha. Thời gian phun vào tháng 8 DL, trước khi tượng cờ.
c)Tăng chữ đường (CCS): Phun Glyphoscin (Polarin): 4,0 – 4,5 lít/ha + 800 – 1.000 lít nước/ha, hoặc phun Glyphosate 0,4 – 0,5 lít/ha + 800 – 1.000 lít nước/ha; hoặc GA3 (1%) + Metasilicate (0,1%) + 800 – 1.000 lít nước; hoặc phun Cycocal 1% + 800 – 1.000 lít nước/ha; hoặc tưới dung dịch Metasilicate 1% + 800 – 1.000 lít nước/ha vào gốc mía.
Thời gian xử lý: 6-8 tuần trước thu hoạch.
Nguồn: 2lua.vn