Để giúp cây mướp đắng phát triển tốt, duy trì năng suất cao và chất lượng quả tốt, nhiều bà con nông dân trên địa bàn Hà Nội đã lựa chọn phân Văn Điển để bón cho cây, giúp mướp đắng có đủ chất dinh dưỡng, cho nhiều quả, ruột chắc…
Phân Văn Điển giúp mướp đắng lớn nhanh, sai quả
Phúc Thọ là huyện có diện tích rau màu lớn, trong đó cây mướp đắng được bà con gieo trồng ngày càng nhiều bởi hiệu quả kinh tế khá cao. Trò chuyện với chúng tôi, bà Bùi Thị Thanh Tuyết – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ cho biết: “Tuy diện tích mướp được bón phân Văn Điển chưa nhiều, nhưng những nơi đã bón phân Văn Điển đều cho thấy hiệu quả hơn hẳn so với bón các loại phân khác.
Trong đó, phân Văn Điển có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao nên có tác dụng cải tạo đất chua để tạo ra môi trường kiềm phù hợp với cây mướp, đồng thời bổ sung các chất vi lượng giúp cây mướp tăng chất lượng quả, nhất là tăng hương vị của các loại rau, củ, quả”.
Từ thực tế nhiều năm sản xuất, ông Đoàn Văn Khang – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Võng Xuyên cũng rất tâm đắc với loại phân này. Ông Khang cho biết: “Bón phân Văn Điển giúp cây mướp khỏe, vươn dài, lá dày xanh sáng, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, quả to, màu xanh mỡ màng, ruột chắc. Ngoài ra phân Văn Điển còn giúp giảm bệnh sương mai, héo xanh, sâu vẽ bùa, bọ xít, bọ trĩ,.. nên giảm được số lần phun thuốc BVTV”.
Bà con nông dân tham quan mô hình trồng mướp đắng tại thôn Thôm Mò, xã Quân Bình
(huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: T.L
Theo các nhà khoa học, phân lân Văn Điển là loại khoáng thiên nhiên giàu chất dinh dưỡng, ngoài lân ra còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng với các thành phần dinh dưỡng như P2O5: 15 – 17%; CaO: 28 – 34%; MgO: 15 – 18%; SiO2: 24 – 30% và các chất vi lượng: B, Mn, Cu, co, Zn, Fe,… Phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho các loại rau dài ngày từ 3 tháng trở lên, trong đó có cây mướp, dưa các loại, bầu bí,… gồm: NPK 5.10.3 và NPK 10.10.5. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho các loại cây ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng. Ví dụ: NPK 5.10.3 thành phần dinh dưỡng gồm N: 5%, P2O5: 10%, K2O: 3%, S: 1%, MgO: 8%, CaO: 16%, SiO2: 5% và các chất vi lượng như Zn, B, Mo, Cu, Co…
Đủ 16 nguyên tố thiết yếu cho cây
Các chất trung và vi lượng cây chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại là những chất không thể thiếu trong việc giúp cây tăng khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất lợi. Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây mướp và các cây họ bầu bí như sau: Bón lót NPK 5.10.3: 20 – 25 kg/sào. Cuốc hốc hoặc đánh rạch, bón phân chuồng và NPK xuống đáy rạch hoặc đáy hốc, phủ đất dày 2 – 3cm kín phân, sau đó gieo hạt hoặc trồng cây con. Bón thúc NPK 10.10.5: 15 – 20kg/sào khi cây chuẩn bị leo giàn và khi ra lứa quả rộ (mỗi lần bón 1 nửa số phân). Xới cuốc đất theo hàng hoặc quanh gốc, cách gốc 15 – 20cm, sâu 3 – 4cm, bón phân, lấp đất kín, tưới đủ ẩm.
Ông Trử Đức Nhị – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vân Đức – nơi có truyền thống sản xuất rau an toàn của huyện Gia Lâm cho biết, ở đây bà con xã viên đã sử dụng phân bón Văn Điển cho cây trồng từ lâu. Trong đó cây mướp được bón phân Văn Điển sinh trưởng khỏe, chịu hạn, chịu úng tốt, tỷ lệ sống cao. Nhờ bón phân Văn Điển hợp lý nên cây trẻ lâu, kéo dài thời gian thu hoạch, đồng thời hạn chế tác hại của sâu bệnh và ảnh hưởng bởi thời tiết, quả nhiều và to đẹp, ăn ngon…
Nguồn: sưu tầm