Trong bài viết Tìm hiểu về cách phân loại Bonsai, chúng tôi có giới thiệu về việc phân loại Bonsai theo chủng loại cây là tiêu chuẩn quan trọng trong tháp ghép, vì những lý do sau:
Trong danh sách các cây thường sử dụng làm Bonsai ta thấy:
– Cây mai vàng có hoa vàng, hoa cam, hoa trắng….nhiều cánh, tai dảo….đều có cùng một tên Ochana integerrima , nghĩa là cùng một loài , chỉ khác nhau màu hoa, dạng hoa do đột biến nên có thể ghép cùng loài với nhau để có cây với nhiều màu hoa, kiểu hoa (ghép cùng loài thì đạt hiệu quả cao nhất).
– Cây mai vàng và cây mai tứ quí (mai đo) có cùng giống (Ochna) dù khác loài vẫn có thể ghép được cho nhau. Ở đây cây mai tứ quí có đặc điểm kháng bệnh sâu đục thân tốt nên ta chọn nó làm gốc để ghép với cây mai vàng để có hoa nhiều, tập trung với sắc vàng đẹp,… (khả năng ghép cùng giống kém hơn cùng loài).
– Tương tự như vậy nên cây Mai chiếu thủy ( Wrightia religiosa) và cây lòng mứt (Wrightia pubescens) cùng giống (Wrightia) nên ghép được với nhau. Cây bằng lăng với bá tử kinh cũng ghép được với nhau vì cùng giống ( Lagerstromia).
– Các cây sung, sanh, đa, gừa,…tuy cùng giống ficus nhưng khả năng ghép được với nhau là rất kém, hoặc không ghép được với nhau. Tuy vậy cây Da Ấn Độ lại ghép được với gốc Gừa hay Sanh, Si nhưng không ghép được cho Sung, Sộp dù cùng giống Ficus.
– Tương tự như vậy, những cây khác loài, khác giống nhưng cùng họ thì cũng có khả năng ghép được cho nhau. Ví dụ cây Cần thăng (Limonia acidissima) cùng họ Rutaceae với cây Tắc (Citrus microcarpa). Nhưng khả năng này kém hơn, đôi khi không ghép được. Ví dụ cây Mai chiếu thủy và cây Sứ Thái, cây Sứ đại đều cùng họ Apocynaceae nhưng không ghép được cho nhau và dĩ nhiên khác họ thì hầu như chắc chắn không thể ghép được cho nhau!
– Vì vậy biết được tên khoa học thì có thể dự đoán khả năng tháp ghép với nhau để tạo ra cây mới với đầy đủ các đặc điểm ưu việt hơn và nhất là để giao dịch mua bán trên thương trường quốc tế.
Nguồn: sưu tầm