Hướng dẫn cách trồng địa lan (Phần 2)

Ở phần 1 Hướng dẫn cách trồng địa lan các bạn đã được cung cấp những thông tin về ánh sáng, chất trồng…đối với cách trồng địa lan. Với bài viết này các bạn hãy tiếp tìm hiểu vè yếu tố nhiệt độ, độ ẩm…trongcách trồng địa lan để có thể sở hữu những giỏ làn khỏe mạnh và đẹp như ý nhé.

Hướng dẫn cách trồng địa lan (Phần 2) - cach trong dia lan6 200x300

Hướng dẫn cách trồng địa lan (hình 1)

1.  Nhiệt độ

Nói chung, nhiệt độ lý tưởng cho sự cách trồng địa lan là 20-30 độ C. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C. Tuy nhiên, các loại khác sẽ phát triển lý tưởng ở các mức nhiệt độ khác.

Chẳng hạn, dòng Faberi và Gorengi tìm thấy trong tự nhiên ở những vùng cao có mức nhiệt độ là 15-25 độ C, và chúng có thể chống chịu được nhiệt độ mùa đông băng giá. Nhiệt độ mùa hè quá 30 độ C sẽ kìm hãm sự phát triển và khả năng ra hoa của chúng.

Hướng dẫn cách trồng địa lan (Phần 2) - cach trong dia lan7 300x200

Hướng dẫn cách trồng địa lan (hình 2)

Mặt khác, dòng Sinence được tìm thấy ở những vùng thấp hơn, không thể chống chịu lại được điều kiện nhiệt độ xuống thấp quá 5 độ C, làm kìm hãm sự phát triển, nhưng có thể chiụi đựng được nền nhiệt độ cao vào mùa hè (trên 30 độ C) miễn là đảm bảo được độ ẩm cao để hỗ trợ.

Sự kìm hãm tăng trưởng gây ra bởi nhiệt độ mùa hè cao được biểu hiện ở những mầm cây cằn cỗi không ra hoa trong mùa tiếp theo. Khi sống trong khí hậu có nền nhiệt độ mùa hè có thể lên đến 30 độ C cần phải tăng độ thông thoáng và sử dụng hệ thống phun sương tự động hoặc hơi mát để gia tăng độ ẩm và giữ cho nhiệt độ giảm xuống.

2.  Độ ẩm

Có 2 thời kỳ phân biệt rõ ràng cho cả hai việc tưới nước và kiểm soát độ ẩm. Suốt những tháng nghỉ đông, từ tháng 10 đến tháng 3, độ ẩm cần được kiểm soát ở mức 40-60%.

Hướng dẫn cách trồng địa lan (Phần 2) - cach trong dia lan8 300x196

Hướng dẫn cách trồng địa lan (hình 3)

Trong suốt thời kỳ tăng trưởng, giữa tháng Tư đến tháng 9, độ ẩm cẩn phải được duy trì trên 80% kết hợp với duy trì sự lưu thông không khí. Người trồng cây trong nhà cần phải nâng độ ẩm bằng cách sử dụng các khay nước đặt dưới đáy chậu cây.

Những chiếc khay này cần phải được nhồi đầy sỏi nhẹ để giữ cho nước không chạm vào rễ cây trong khi tạo ra tiểu vùng khí hậu cho cây. Người trồng cây ngoài trời, sử dụng mái che thuận tiện cho việc che sáng có thể kết hợp tưới buổi sáng với phun sương ẩm suốt cả ngày để gia tăng độ ẩm xung quanh cây. Khi sử dụng cách này cần lưu ý trong suốt thời kỳ cây lên mầm mới. Nước có thể đọng tại mầm cây và đó là nguyên nhân thối mầm. Việc đó sẽ giết chết mầm cây.

3.  Sự thông thoáng

Tất cả các loài Địa lan Châu Á đều ưa sự thông thoáng. Kém thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng chóng hoai mục.

Quạt gió, quạt công nghiệp và quạt thông hơi mức cao đều có thể được sử dụng.

Hướng dẫn cách trồng địa lan (Phần 2) - cach trong dia lan9 300x225

Hướng dẫn cách trồng địa lan (hình 4)

Tại nhà kính, nên có vài dãy kệ để cây. Các giá để có lỗ, các chậu địa lan được đặt trong các lỗ đó. Sự sắp xếp này để gia tăng sự thông thoáng cho cây.

Nên cho quạt chạy liên tục để gia tăng sự lưu thông không khí. Quạt thông hơi và mái thông hơi tự động góp phần vào việc kiểm soát nhiệt độ. Nếu nhà kính nóng quá, các quạt thông gió sẽ hút gió ra ngoài để làm mát nhà kính. Nên sử dụng 2 hệ thống phun sương, một được dùng để kiểm soát độ ẩm, cái còn lại hoạt động tự động cùng với quạt thông gió để làm mát, và để bù đắp lại lượng hơi ẩm đã mất đi do quạt thông gió.

Hướng dẫn cách trồng địa lan (Phần 2) - cach trong dia lan10 300x300

Hướng dẫn cách trồng địa lan (hình 5)

Chúc các bạn thành công với cách trồng địa lan và đừng quên đón đọc những bài viết sau tại nuoitrong123.com nhé

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Hướng dẫn cách trồng địa lan (Phần 2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *