Kĩ thuật cải tạo nương Chè

– Tập quán canh tác cũ, kỹ thuật lạc hậu.

– Chè mất khoảng nhiều do lúc trồng đầu tư không thoả đáng về vật tư và kỹ thuật.

– Chè chưa được đốn, hái và chăm sóc đúng kỹ thuật.

– Đất không được cải tạo theo một quy trình hợp lý, không bón hoặc bón quá ít phân hữu cơ.

– Thiếu hệ thống cây cải tạo đất cung cấp chất mùn, vừa là cây che bóng.

Để nâng cao năng suất các nương chè xuống cấp chúng ta cần có giải pháp đồng bộ các biện pháp cải tạo nương chè sau:

Kĩ thuật cải tạo nương Chè - Doi che Thai Nguyen 2 500x334

1. Cây cải tạo đất:

Với nương chè thảm thực vật nghèo kiệt:

– Những nương chè mất khoảng cuốc lật theo băng ở những nơi bị mất khoảng trống chưa khép tán: tràm lá nhọn cải tạo đất, chuẩn bị cho quá trình trồng dặm và một phần chất xanh bón cho những cây chè còn lại trên nương chè.

  • – Thời vụ: Tháng 11 – 12 cuốc lật.
  • – Thời vụ gieo: 1/2 đến 25/2.
  • – Lượng hạt: 7 – 8kg/ha (tràm lá nhọn).

Trước khi trồng dặm: đốn tỉa phân ủ trộn đều.

Với nương chè đất dốc, thảm thực vật phong phú: áp dụng giải pháp như trồng chè ở mật độ < 3000cây/ha.

2. Kỹ thuật trồng dặm:

  • – Tiêu chuẩn cây: 15 – 16 tháng tuổi, chiều cao cây > 50cm, cây khoẻ.
  • – Bầu trồng dặm: Kích thước 18 – 20cm, tỷ lệ đất/phân hữu cơ hoai, phân compost hoai là 3:1, chọn cây chè Shan 1 tuổi giâm tiếp vào bầu có kích thước, phân bón như trên.
  • – Phương pháp trồng: Kích thước hố trồng dặm: 50 x 50 x50cm.
  • – Thời vụ trồng dặm: Tháng 7 – 9 và tháng 2,3 năm sau.
  • – Phân bón: trước khi trồng 1 tháng đốn tỉa cốt khí phân compost 4kg/hố 0,5kg phân vi sinh/hố, trộn đều (cây chè cũ bón theo rạch quanh tán chè).
  • – Phương thức trồng: Khi trồng bổ hố không để rễ chè tiếp xúc trực tiếp với phân, mặt bầu chè cách mặt đất đào hố 5 – 7cm, lèn chặt đất nhỏ quanh gốc, tủ cỏ rác, chất hữu cơ cho chè.

3. Kỹ thuật đốn hái, tạo tán, nuôi tán:

Kỹ thuật đốn:

Tuỳ thuộc vào sinh trưởng của nương chè mà quyết định kỹ thuật đốn. Thời vụ đốn: tháng 12 và tháng 1.

Đối với những nương chè bị đốn quá đau, hái sát mất toàn bộ tán thì không hái lứa 1, lứa sau hái chừa 5 – 7lá, sau đó hái bình thường.

Đối với những cây chè quá cao, nhiều cành yếu, đốn trẻ lại đưa về độ cao 2,5m- 3m để tạo bộ tán (ở độ cao có thiết diện tán lớn nhất).

Đối với những cây chè còn sung sức thực hiện đốn phớt, hay sửa bằng cách vết đốn cũ 5 – 7cm.

Kỹ thuật hái chè:

Khai thác sản phẩm chè Shan thường gắn liền với tập tục của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc điểm của kiểu canh tác này gần như là khai thác tự nhiên, không có đầu tư thâm canh. Những cây chè được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước đây không có tập quán gieo trồng mà chủ yếu là cây chè mọc tự nhiện trên lô đất của ai thì thuộc về tài sản của người đó. Sản phẩm chè được chế biến theo kiểu lên men bán phần (chè vàng), có nhiều nơi hiện nay còn lưu lại tên gọi là chè “hun khói”, chè “đu đưa” chưa có thị trường tiêu thụ rõ rệt và thường hay bán cho thương nhân Trung Quốc.

Những cây chè khai thác theo tập quán là những cây chè to, cao sống hỗn giao với cây rừng (rừng gỗ hoặc rừng che nứa). Ở đây, đồng bào thường khống chế độ cao của cây khoảng 2,5 – 3,5m, tán rộng tuỳ theo sức sinh trưởng của cây, có cây rộng 2 – 3m, có cây rông tán tới 8 – 9m. Cây chè Shan nếu sinh trưởng tự nhiên ở trong rừng có thể cao tới 20m, tán rộng 10 – 15m và có thời gian sinh trưởng đến và trăm năm.

Thu hái những cây chè cao thường phải dùng thang. Thông thường cuối tháng 3, đâùu tháng 4 là thời vụ hái vụ 1, tháng 5 – 6 là vụ 2, tháng 8 là vụ 3 và tháng 10 – 11 là thời vụ hái vụ 4. thực tế không có quy trinh đốn rõ rệt mà kết hợp vụ 1 vừa đốn vừa hái (dùng dao đốn sâu cành, sau đó thu hái các búp trên cành đã đốn). Các vụ khác tiến hánh hái bình thường. Ở vùng cao, một vụ chè thường kéo rất dài, mặc dù búp đã đủ tiêu chuẩn hái nhưng nếu đang là vụ thu hoạch lúa hoặc ngô thì vẫn chờ thu hoạch lúa ngô xong rồi mới hái chè.

Chỉ tiến hành hái những búp đủ tiêu chuẩn và chừa lại hợp lý (vụ xuân chừa 3 – 4 lá, vụ hè thu chừa 1 – 2 lá). Những búp ở đỉnh trục cành chính, thân chính có thể hái sát lá cá.

4. Kỹ thuật nuôi tán:

Những nương chè yếu mới đốn trẻ lại, vụ xuân nuôi chừa, đến tháng 5 hái chừa 5 – 6 lá, bấm ngọn mù xoè, thời gian sau hái bình thường.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật cải tạo nương Chè

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *