Đề tài đã xác định và tuyển chọn được các giống lúa có khả năng chịu được độ mặn >6‰ và đưa vào khảo nghiệm để chọn ra giống lúa có năng suất vượt trội.
Những người thực hiện đề tài đã tiến hành điều tra cơ bản tình hình nhiễm mặn đất lúa và sự ứng phó của người dân; khảo nghiệm tính chịu mặn của bộ giống du nhập; khảo nghiệm xây dựng quy trình canh tác lúa trên đất nhiễm mặn. Kết quả, nhóm thực hiện đề tài đã xác định và tuyển chọn được các giống lúa có khả năng chịu được độ mặn >6‰ và đưa vào khảo nghiệm để chọn ra giống lúa có năng suất vượt trội so với giống đối chứng gồm: GSR 38, H11, GSR 96.
Mô hình trồng lúa chịu mặn tại xã An Ninh Tây. Ảnh: Báo Nông nghiệp VN
Nhóm thực hiện đề tài đã giới thiệu các giống chịu mặn và phổ biến đến người dân về quy trình canh tác lúa trên đất nhiễm mặn. Đề tài được đánh giá là cần thiết và tác động tích cực đến đời sống, xã hội các vùng trồng lúa bị nhiễm mặn, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nhất trí nghiệm thu.
Bên cạnh đó, qua thời gian khảo nghiệm, các giống lúa H11, GSR38, GSR50, GSR66 có thời gian sinh trưởng 110 ngày, giống GSR90 thời gian sinh trưởng ngắn nhất 103 ngày… Về năng suất, các giống lúa thí nghiệm năng suất thực thu từ 67 – 74 tạ/ha.
Giống GSR90, GSR50 cho năng suất cao nhất trong các giống thí nghiệm (lên đến 74 tạ/ha), trong khi đó giống đối chứng ML49 chỉ đạt 50 tạ/ha.Vì vậy qua 4 vụ trồng khảo nghiệm, đến nay Chi cục BVTV Phú Yên đã xác định 3 giống lúa GSR50, GSR38 và GSR90 chịu mặn cao, sẽ đưa vào SX các vụ đến.
Theo Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên, các giống lúa được tuyển chọn, ngoài đặc tính chịu mặn thì năng suất đạt trên 60 tạ/ha còn thích nghi với điều kiện sinh thái nơi đây. Nành nông nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân 4 xã An Cư, An Hòa, An Ninh Đông và An Ninh Tây (huyện Tuy An) để canh tác lúa đạt hiệu quả.
Nguồn: sưu tầm