Bạn có biết vì sao hoa anh thảo còn có tên gọi khác là hoa báo xuân hay không? Vì loài hoa này nở vào cuối tháng 11 cho tới hết tháng 2 dương lịch, trùng khớp với thời điểm chuyển giao đông cũ và xuân mới. Vậy thì còn chần chờ gì mà không học cách trồng và chăm sóc hoa anh thảo để tô điểm cho vườn nhà trong dịp lễ vô cùng ý nghĩa này?
Nội dung chính
Đặc điểm thích nghi của hoa anh thảo
Vốn có xuất xứ từ vùng ôn đới và hàn đới, hoa anh thảo được biết đến là loài thực vật ưa khí hậu mát mẻ với nền nhiệt dao động từ 18 đến 25 độ C. Đặc biệt, loài hoa này còn ưa bóng râm và yêu thích bóng tối, sinh trưởng tốt trên đất thiên axit (pH từ 6 đến 6,5). Đây cũng là cây ưa ẩm, ngoài độ ẩm trong đất trồng thì độ ẩm không khí cũng cần đạt khoảng 80%.
Loài hoa anh thảo có thân cỏ, củ bám sâu lòng đất, cành không cao quá 40 cm, lá hình trái tim lạ mắt và hoa có sắc từ trắng đến hồng phấn, hồng nhạt, hồng đậm, tím, đỏ tươi. Không chỉ thích hợp để trồng ở vườn nhà, trong thiết kế vườn hoa ban công, chúng ta cũng không thể bỏ qua loài hoa đáng yêu này vì với chiều cao vừa phải, thân cành cứng cáp cùng bộ hoa rực rỡ, anh thảo rất thích hợp để trồng trong các chậu treo dọc lan can hay trên những khu vườn đứng nằm nép sau tường ban công.
Với những đặc điểm thích nghi nêu trên, trong cách trồng và chăm sóc hoa anh thảo, chúng ta cần điều chỉnh điều kiện ngoại cảnh sao cho phù hợp nhất với sự sinh trưởng của cây. Vậy cụ thể, trong từng giai đoạn, hoa anh thảo cần đến những điều kiện vàng nào? Hãy đọc tiếp để biết thêm chi tiết nhé!
Cách trồng và chăm sóc hoa anh thảo
Cách trồng và chăm sóc hoa anh thảo không quá công phu. Tuy nhiên loài thực vật này là “một vị khách” khi đến với miền nhiệt đới, thế cho nên để cây phát triển tối ưu, chúng ta cần chú ý đến những chi tiết sau:
Giai đoạn trồng
Hoa anh thảo có thể được trồng theo 2 cách: gieo hạt hoặc trồng bằng củ nhưng hiện nay, gieo hạt được sử dụng phổ biến hơn vì tỉ lệ nảy mầm của hạt anh thảo là rất tốt. Có hai điều kiện tối quan trọng cần cho sự nảy mầm của hạt anh thảo, đó là độ ẩm và bóng tối. Về độ ẩm, bạn cần duy trì ở mức 90% bằng cách sau khi gieo, tưới phun sương cho thật ẩm trên mặt đất. Về điều kiện bóng tối, trong 20 ngày đầu, bạn cần bao bọc hạt vừa gieo bằng túi nilon đen để hạn chế tối đa ánh sáng chiếu vào.
Trong giai đoạn phân hóa hạt, chúng ta vẫn duy trì tưới nước hằng ngày và cứ xen kẽ 3 lần tưới nước, sẽ có một ngày tưới Ca(NO3)2 với nồng độ từ 50 đến 70 ppm để thúc bộ lá phát triển. Sau 20 ngày phân hóa hạt, chúng ta có thể gỡ nilon ra và chỉ sau đó chưa đầy một tuần, hạt sẽ nảy mầm, để lộ lá xanh tươi tốt.
Giai đoạn cây đạt 5 tuần tuổi trở lên
Ở giai đoạn này, cây sẽ phát triển bộ lá khoảng 2 đến 3 chiếc. Do đó, trong cách trồng và chăm sóc hoa anh thảo, cần chú ý đến chế độ nước và phân ni tơ. Bên cạnh việc tưới nước thường xuyên, đảm bảo độ ẩm khoảng 80 đến 85% cho cây, chúng ta còn cần duy trì nhiệt độ 18 độ C khi đêm về. Về chế độ bón phân, hãy tưới luân phiên phân amoni và phân canxi nitrat nồng độ 70 đến 90ppm. Lưu ý, nếu thấy thân cây có dấu hiệu mềm, úng nước, hãy giảm tỉ lệ phân amoni, tăng tỉ lệ phân canxi nitrat và ngược lại.
Giai đoạn cây đạt 10 đến 14 tuần tuổi
Trong cách trồng và chăm sóc hoa anh thảo, giai đoạn cây 10 đến 14 tuần tuổi được xem là giai đoạn “dậy thì”. Lúc này bộ rễ cây đã phát triển ổn định và bạn hoàn toàn có thể đánh cây từ giá gieo sang chậu trồng. Về độ ẩm, hãy duy trì ở mức thấp hơn giai đoạn trước một chút (khoảng 75 đến 80%). Nhiệt độ ban đêm hạ thấp hơn, vào khoảng 15 độ và nhiệt độ ban ngày giữ ổn định ở mức 20 độ C. Về chế độ bón phân, để tiếp tục phát triển hệ lá, bạn có thể cung cấp phân bón cho cây tương tự giai đoạn liền trước và lưu ý, nên dãn cách theo chu kỳ 2 ngày/lần là phù hợp.
Giai đoạn cho hoa
Ở giai đoạn ra hoa, chúng ta nên chú ý đến chế độ ánh sáng. Nên đặt cây ở nơi râm mát, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào dễ gây vàng lá, úa hoa. Về độ ẩm, duy trì độ ẩm trong khoảng 60 đến 85 độ C. Phân bón thì bạn nên kết hợp xen kẽ canxi sunfat và kali nitrat theo tuần suất 3:1. Trong giai đoạn này, nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C là phù hợp cho cây phát triển.
Khác với các loài hoa khác, nên cắt tỉa sau khi hoa tàn úa, nếu bạn cắt bỏ hoa úa ở cây anh thảo, củ của chúng sẽ rất dễ úng. Khi trồng, chúng ta cũng không nên vùi củ ngập đất mà phải để lộ 1/3 thân phía trên, bón phân cũng chỉ nên bón xa mà không bón trực tiếp lên củ. Sau mỗi mùa hoa, thay vì cắt bỏ, hãy chú ý đến việc làm đất và duy trì bộ lá để cây có vụ hoa mới sum suê và rực rỡ hơn.
Vậy là bạn đã có trong tay cách trồng và chăm sóc hoa anh thảo đúng chuẩn rồi đấy! Chúc bạn thành công với cẩm nang đặc biệt hữu ích này và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!