Kỹ thuật trồng và chăm sóc chậu hoa Anh Thảo ( Trâm Anh ) đẹp

Hoa anh thảo vốn là hoa dại thường gặp ở các nước ôn đới, giờ đây rất được chuộng ở Việt Nam vì hình thù xinh xắn, lạ mắt, màu sắc đa dạng với sự phối trộn tự nhiên độc đáo. Anh Thảo mang cái tên mà nhiều người mới chỉ nghe đến lần đầu như hoa Anh Thảo hay còn gọi là Trâm Anh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chậu hoa Anh Thảo ( Trâm Anh ) đẹp - hoa anh thao 640x480

Bên cạnh những loài hoa quen thuộc như đào, mai, cúc, hồng, ly, địa lan… từ những năm gần đây, các chợ hoa trên khắp các vùng miền của Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các loài hoa có hình dáng, màu sắc lạ lẫm, gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem. Trong số đó, có những loài hoa mang cái tên mà nhiều người mới chỉ nghe đến lần đầu như hoa Anh Thảo hay còn gọi là Trâm Anh,  loài hoa này là biểu tượng ưu thế của sự duyên dáng và sắc đẹp tuổi trẻ, là đại diện cho lứa tuổi giữa trẻ con và thiếu nữ, tuổi dậy thì. Qua bài này sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc chậu hoa đẹp Anh Thảo nhé!

Hoa anh thảo vốn là hoa dại thường gặp ở các nước ôn đới, giờ đây rất được chuộng ở Việt Nam vì hình thù xinh xắn, lạ mắt, màu sắc đa dạng với sự phối trộn tự nhiên độc đáo. Anh Thảo thường nở vào đúng mùa xuân nên nó là một trông những cây cảnh bonsai được nhiều người ưu tiên hàng đầu và chọn lựa để trưng bày trong gia đình vào dịp Tết.

1. Yêu cầu ngoại cảnh để trồng chậu hoa đẹp

Anh Thảo là cây ưa nắng dịu, nên trồng nơi đã lược bớt ánh sáng, hay có khá nhiều bóng râm, dưới tàn cây lớn, dưới bóng các vườn cây. Trồng chung với các loại ráng nhỏ rất thích hợp; vì từ củ, các chùm hoa sẽ đâm lên cao khỏi các lá ráng, màu sắc rực rỡ. Đất nên có độ ẩm vừa đủ cho cây, có khả năng thoát nước tốt vì cây cần đất ẩm nhưng tưới quá độ cây sẽ thối. Bên cạnh đó đất hơi axit hay hơi kiềm vừa phải là tốt cho Anh Thảo (pH 6,2-6,5), này thích hợp trồng nơi có nhiệt độ thấp.

2. Kỹ thuật nhân giống và trồng chậu hoa đẹp Anh Thảo

Anh Thảo có thể được trồng bằng củ hoặc gieo hạt, loại hoa này có hạt giống rất mạnh, nảy mầm đều, thời gian nảy mầm là 21 – 25 ngày. Mâm dùng để gieo hạt lý tưởng là loại 288 lỗ. Anh thảo cần được gieo và trồng trong nhà kính, trong điều kiện hoàn toàn kiểm soát được ánh sáng nhiệt độ và ẩm.

* Giai đoạn nảy mầm của Anh Thảo: Bóng tối và độ ẩm là 2 yếu tố quyết định tỷ lệ nảy mầm. Cần uy trì độ ẩm 90% bằng cách tưới đẫm trước khi gieo hạt và phủ lên trên hạt một lớp đất để giữ ẩm. Phủ bao nylon đen để giữ tối ít nhất là 21 ngày đầu. Giữ nhiệt độ đất 18 – 200C, nếu cao hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến việc nảy mầm và cây con sau này phát triển không đều. Từ ngày 21 – 25, thân nhỏ đã được hình thành cùng với rễ đầu tiên. Lúc này bóng tối không còn cần thiết, không đợi đến khi lá hình thành mà chủ động tháo bỏ bao nylon che sáng, nếu không cây sẽ bị ốm dài. Cứ sau 2 – 3 lần tưới nước. Cần tưới một lần phân Nitrat Canxi nồng độ 50 – 70ppm. Cuối giai đoạn này, một lá mầm xanh đậm xuất hiện. Tuy chậu hoa đẹp này là loại hoa không quá khó trồng nhưng cần tuân thủ những nguyên tắc trên để hoa phát triển.

Giai đoạn này Anh Thảo phát triển hoàn toàn lá mẹ nên cần nhiều nước và phân bón. Cần tưới nước nhiều để duy trì độ ẩm đất. Giữ độ ẩm không khí 85%. Khi rễ phát triển và thấy lòi ra ngoài khay gieo thì phải giảm nhiệt độ đêm xuống còn 180C. Luân phiên sử dụng phân có gốc amonium và canxi nitrat với nồng độ 75 – 100 ppm. Nếu thấy tình trạng thân cây trong chậu hoa đẹp các bạn quá mền, hãy giảm lượng amonium.

* Giai đoạn hoa anh thảo từ 10 đến 14 tuần tuổi:
  Nên tiến hành sang chậu cho cây độ ẩm đất như giai đoạn trên, duy trì độ ẩm không khí 75 – 80%. Giữ nhiệt độ đất 18 – 200C ban ngày và 160C ban đêm. Bón phân cho cây tương tự thời kỳ cây từ 2-3 lá, thời gian này bộ rễ đã phát triển khõe và đầy đủ, kết chặt trong khay, các lá đã che kín bề mặt gieo hạt nhưng chưa chồm qua ô kế bên. Lúc này sang chậu là việc cần làm, nếu trễ nãi, thân cây sẽ vươn dài vì không gian chật hẹp, lúc đó bạn sẽ không có được một chậu hoa đẹp như ý đâu nhé.

* Giai đoạn Anh Thảo trưởng thành: Nên thực hiện việc tưới cây vào buổi sáng sớm để lá khô nhanh và ngọn cây không bị hư. Cần để đất khô ráo giữa hai lần tưới. Duy trì ẩm độ không khí tối thiểu 60% ban ngày và tối đa 80 – 85% suốt đêm. Lưu ý ẩm độ thấp lá vàng, ngược lại ẩm độ cao lá dài và yếu dễ bị nấm tấn công. Nên tưới NPK cho Anh Thảo vào mỗi tuần, nếu lá mới không nở to, hãy dùng phân có gốc Amoni giúp lá phát triển. Khi cây đạt kích thước chuẩn thì cứ 3 lần bón phân Nitrat kali lại một lần bón canxi sulfat. Duy trì nhiệt độ mát ban ngày và 180C ban đêm. Ban ngày để cây ở bóng râm, nếu ánh sáng mạnh cây sẽ chậm ra hoa và lá sẽ vàng.

3. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho chậu hoa đẹp Anh Thảo

Khi hoa tàn chỉ còn cọng thì đừng bao giờ cắt cọng vì như thế có khi sẽ làm củ thối đi, không nên chôn củ quá sâu dưới đất, phải để chừa lại nửa phần trên chóp củ, không phủ hết đất, không được rải, xới tơi hay xịt phân lên lên củ, cào cuốc đất ở vùng chôn củ, trồng chậu thì sau khi cây mọc lại, phải bón phân ba tuần một lần cho hoa to, cây mọc mạnh.

Anh Thảo không thật sự quá khó phải không nào các bạn, chỉ cần duy trì độ ẩm tốt là bạn đã có thể có được một chậu Anh Thảo đẹp như ý muốn, chúc các bạn thành công!

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng và chăm sóc chậu hoa Anh Thảo ( Trâm Anh ) đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *