Cỏ dại là dịch hại nguy hiểm có khả năng gây hại lúa bằng cách cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây lúa.
Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu, bệnh và chuột. Nếu so sánh các đối tượng dịch hại khác nhau thì mức độ thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với SX là lớn nhất (45%), do côn trùng khoảng 30%, do bệnh hại 20% và các dịch hại khác 5%.
Do canh tác lúa liên tục nhiều vụ trong năm, nên khâu dọn đất, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ không được chuẩn bị tốt; bên cạnh đó việc sử dụng nguồn lúa giống chưa đạt chuẩn, còn lẫn tạp nhiều hạt cỏ, kết hợp với nguồn hạt cỏ được tích lũy nhiều năm trong đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ dại phát triển mạnh, gây ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả SX lúa của bà con.
Anh Trần Xuân Vinh, ấp G2, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ bộc bạch: “Cực lắm, có thể nói cỏ dại là một gánh nặng trong canh tác lúa, nhiều vụ trước gia đình phải hè hụi giữa đồng để mà nhổ cỏ. Nếu không nhổ thì cỏ lên dày đặc, lúa sẽ thất thu ngay; mặt khác khi đến thu hoạch thương lái khi xem ruộng mà gặp cỏ trên ruộng nhiều là họ sẽ không mua hoặc ép giá”.
Cỏ dại là dịch hại nguy hiểm có khả năng gây hại lúa bằng cách cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây lúa. Cỏ dại còn là vật chủ trung gian của rầy nâu, nấm bệnh và là nơi trú ẩn của chuột.
Để quản lý cỏ dại một cách hiệu quả giờ đây không còn là đơn thuần của từng hộ canh tác nữa mà là sự gắn kết tập trung của một bộ phận, một tập thể và cả một sự liên kết trên cùng một cánh đồng to lớn, để quản lý cỏ dại nói riêng và quản lý dịch hại nói chung, góp phần xây dựng các cánh đồng lớn theo định hướng chiến lược chung của quốc gia.
Ngoài ra, hạt cỏ dại còn lẫn vào lúa khi thu hoạch, gây nhiễm bẩn thóc gạo, làm giảm chất lượng và giá trị tiêu thụ trên thị trường. Vì vậy việc phòng trừ cỏ dại cho ruộng lúa là rất cần thiết và là vấn đề mà nông dân rất quan tâm hiện nay.
Anh Nguyễn Thanh Sang, ấp Long An, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, An Giang là thành viên trong cánh đồng liên kết của Cty TNHH Thương mại Tân Thành chia sẻ: “Ruộng của tôi lúc trước không bằng phẳng nên quản lý cỏ dại rất là khó khăn, từ khi tham gia cánh đồng liên kết với Tân Thành và được sự hướng dẫn nhiệt tình từ các nhân viên kỹ thuật trong quản lý cỏ dại với việc trang bằng mặt ruộng, quản lý nước kết hợp sử dụng thuốc cỏ tiền nảy mầm Wind-up 360EC và xử lý cỏ sót bằng Push 330EC, đến nay ruộng luôn sạch cỏ và giảm được chi phí làm cỏ”.
Bên cạnh đó, việc sử dụng giống xác nhận để gieo sạ cũng góp phần đáng kể trong việc hạn chế cỏ dại. Anh Nguyễn Trọng Phú, ấp Tân Hòa A, xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang là thành viên trong cánh đồng GlobalGAP của Cty Tân Thành phấn khởi: “Lúc trước vì tiết kiệm tiền giống nên tôi sử dụng giống trao đổi với bà con xung quanh hoặc tự để giống nên tỉ lệ lẫn lộn hạt cỏ và lúa cỏ rất cao.
Tuy nhiên khi tham gia cánh đồng GAP của Tân Thành tôi được Cty hỗ trợ cung ứng giống lúa xác nhận với tỷ lệ nảy mầm cao và không lẫn hạt cỏ và lúa cỏ nên cỏ dại trên ruộng góp phần được hạn chế đi rất nhiều.
Nhờ xuống giống tập trung, bơm nước tập thể, chủ động được nguồn nước (bơm nước tập thể và đồng loạt) cùng với các kỹ thuật quản lý cỏ dại mà nhân viên kỹ thuật Tân Thành hướng dẫn, qua hai vụ vừa qua gia đình tôi không phải gồng gánh ra đồng làm cỏ như các vụ trước nữa. Tôi thật sự rất vui mừng”.
Được hỏi về các chương trình, mục tiêu lâu dài trong quản lý cỏ dại, ThS Trần Thị Bích Trân, Trưởng phòng Kỹ thuật, Cty Tân Thành chân thành chia sẻ: “Không chỉ riêng về quản lý cỏ dại, để định hướng và thực hiện theo mục tiêu chung của quốc gia, trong thời gian qua Cty Tân Thành đã tham gia nhiều cánh đồng liên kết (cánh đồng lớn) SX theo GlobalGAP và đưa ra các giải pháp quản lý dịch hại hiệu quả giảm chi phí cho nhà nông. Đến nay đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong thời gian tới Cty vẫn tiếp tục tham gia và phát triển các mục tiêu này”.
Nguồn: 2lua.vn