Chó Pomeranian (Phốc Sóc)

Bạn biết Boo chứ? Chú cún giống Pomeranian được mệnh danh là “chú chó nổi tiếng nhất trên thế giới” với hơn 11 triệu lượt like trên page riêng ở Facebook.

Chó Pomeranian (Phốc Sóc) - cho pomeranian phoc soc

Với sự tinh nghịch, bộ dáng đáng yêu, mắt tròn xoe… Boo đã khiến bao nhiêu fan trên thế giới phải tan chảy vì độ dễ thương của mình. Những đặc điểm của Boo cũng là đặc điểm nổi bật của loài chó giống Pomeranian (gọi tắt là Pom – tên tiếng Việt là giống Phốc sóc) này đấy.

Đặc Điểm Nhận Dạng

Chó Pom là giống chó tí hon, kích thước chỉ cỡ bằng một món đồ chơi, có cái đầu hình nêm và rất cân xứng với cơ thể. Đôi mắt chúng hình quả hạnh, to vừa phải và có màu sẫm, trông rất sáng và thể hiện rõ sự linh lợi và thông minh. Tai chó Pom nhỏ nhắn, dựng thẳng trên đầu, hàm răng hình kéo và cái mũi be bé sẽ cùng màu với bộ lông. Chúng có cái đuôi xù, trông rất mềm mại và uốn cong lên lưng. Giống chó này cũng có bộ lông kép dày với lớp ngoài dài, thẳng và hơi cứng còn lớp trong thì ngắn, mềm và dày. Lớp lông ở vùng cổ và ngực chúng sẽ dài hơn. Nói chung trông chúng vừa nhỏ nhắn xinh xắn, lại vừa ấm áp và mềm mại.

Màu lông của chúng cũng khá đa dạng: có thể là màu đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu, đen…

Cỡ Chó, Chiều Cao và Cân Nặng

Kích cỡ: nhỏ

Chiều cao: 7 – 12 inches (18 – 30 cm)

Trọng lượng: 3 – 7 pounds (1 – 3 kg)

Chó Pomeranian (Phốc Sóc) - jpg582

Tính Cách Đặc Trưng

Giống chó Pom tuy nhỏ bé nhưng tính cách thật sự rất sôi nổi và sống động. Chúng rất thông minh, ham học hỏi và trung thành. Tuy tinh nghịch như vậy, nhưng bản tính của chó Pom lại khá dễ bảo và tình cảm, chính vì thế, chúng có thể là người bạn đồng hành tuyệt vời, cũng có thể là một diễn viên xiếc tài năng. Chó Pom cũng khá độc lập, thuộc kiểu nhí nhảnh “tự chơi tự vui” nên có thể nói, đây là giống chó ít cần đồ chơi nhất.

Với tiếng sủa vang rền, khả năng cảnh giác cao độ, những chú cún bé xíu này lại có thể trở thành những “thị vệ” canh giữ cửa tốt nhất. Tuy nhiên, để tránh phiền phức, chủ nuôi nên nên huấn luyện những bé cún này ngay từ đầu, để tránh chúng sủa dai dẳng không dứt. Ví dụ như, bảo chúng rằng chỉ nên sủa vài lần khi có tiếng chuông cửa hoặc khi có khách đến thăm thôi. Thêm một điều nữa, nếu được dạy dỗ chu đáo thì giống chó này không hề gặp rắc rối gì trong việc hòa thuận với các vật nuôi khác trong nhà. Chúng khá thân thiện nhưng không bám dính chủ nhân.

Những tài năng có thể kể đến của giống chó Pom là: trông nhà, rất lanh lợi và có thể biểu diễn được những kĩ xảo nho nhỏ nếu được luyện tập.

Tôi đã từng bảo rằng chó Pom rất đáng yêu chưa nhỉ? Thật sự, vóc dáng nhỏ nhắn và lanh lợi và vẻ ngoài đáng yêu đến từng cen-ti-mét của chúng có thể chinh phục được những người khó tính nhất. Chính vì vậy, không ai nỡ từ chối chúng điều gì, và lẽ tất nhiên giống chó này bị xếp vào một trong những giống chó dễ mắc Hội chứng chó nhỏ (Small Dog Syndrome) nhất. Đó là hội chứng mà những chú cún nhỏ xinh xắn sẽ rất khó chiều, hay yêu sách và nghĩ rằng mình mới là “chủ” của con người. Gọi yêu thì là mắc bệnh “chảnh” đấy ạ. Khi chó Pom đã mắc hội chứng này rồi thì không còn là dễ thương hay thông minh nữa đâu, vì nó sẽ dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn đấy. Cho nên, chủ nuôi nên chú ý và “dập tắt” ngay những dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên để tránh rắc rối sau này, khi hành vi của chúng đã bị ảnh hưởng quá nhiều và có những đặc tính không hề thuộc về giống chó Pom xuất hiện (như rất khó tính, đôi khi lại hay lo lắng, bướng bỉnh, liều lĩnh và dám cả gan tấn công cả những chú chó lớn hơn.)

Những chú chó Pom được dạy dỗ kĩ lưỡng và có cách cư xử đúng mực sẽ rất thích hợp cho những gia đình có trẻ con và người lớn tuổi.

Chó Pom cũng thuộc một giống chó khó tính trong việc ăn uống. Chúng khá kén ăn.

Chó Pomeranian (Phốc Sóc) - jpg583

Điều Kiện Sinh Sống

Chó Pom có thể thích nghi vô cùng tốt với cuộc sống trong những căn hộ, nếu nhà không có sân thì cũng không sao vì ở trong nhà chúng cũng có thể rất vui vẻ và sống động. Tuy nhiên, vì lớp lông xù dày nên chủ nuôi cũng cần phải cẩn thận để tránh chúng bị quá nóng.

Cách Chăm Sóc (Lông/Đầu/Chân….)

Nên thường xuyên chải lông cho những chú chó Pom vì chúng có bộ lông hai lớp rất dày và nên dùng dầu gội khô khi cần thiết. Chó Pom rất hay bị rụng lông (lớp ngoài) và lớp lông mềm ở dưới của chó Pom sẽ rụng một đến hai lần một năm. Chủ nuôi nên chú ý vệ sinh mắt và tai chúng sạch sẽ và thường xuyên đưa chúng đến khám nha sĩ.

Vấn Đề Sức Khỏe

Giống chó Pom có xu hướng bị trật xương khớp gối, khuỷu chân sau, bệnh tim, viêm nhiễm mắt, sâu răng và bị rụng răng sớm. Vì vậy, nên cho chó Pom ăn thức ăn khô dành cho chó và xương sữa cứng giòn để có thể giúp răng và lợi chúng khỏe hơn. Những con chó Pom mẹ có kích cỡ nhỏ thường được khuyên là nên sinh mổ. Và giống chó này khi về già cũng có thể phải đối mặt với vấn đề rụng lông và hói.

Hoạt Động Thể Chất Phù Hợp

Như hầu hết các giống chó khác, chó Pom cũng cần được dẫn đi bộ hằng ngày. Dù chơi đùa cũng đã có thể là những bài tập thể dục khá tốt cho giống chó này rồi, nhưng bản năng của chúng vẫn là đi bộ, nếu không thì sẽ dễ gặp những bệnh về hành vi và cách cư xử. Nên dẫn chúng đến những nơi rộng rãi, thoáng mát để chúng có thể tự do và thả lỏng bản thân một chút.

Giống chó Pom Teacup

Tuổi Thọ Trung Bình

15 năm

Nguồn Gốc

Chó Pom được lấy tên từ địa danh Pomerania (vùng đất ở Trung Âu ngày xưa, ứng với miền Tây Bắc Ba Lan và Đông Bắc Đức ngày nay) và nguồn gốc của chúng là từ giống Spitz cổ. Lúc đầu, những con chó Pom to hơn bây giờ nhiều với cân nặng có khi lên đến 30 pounds (khoảng 13 kg) và hay được giao cho nhiệm vụ chăn cừu. Vào năm 1988, Nữ Hoàng Victoria đã nhân giống loài chó này và chính bà đã khiến kích cỡ của chúng nhỏ lại và nhờ thế chúng bắt đầu trở nên rất phổ biến ở Anh.

Nguồn: nanapet.com

Tìm bài này trên Google:

  • chó pomeranian
  • chó phốc sóc giá bao nhiêu
  • chó pomeranian giá bao nhiêu
  • pomeranian giá bao nhiêu

Thảo luận cho bài: Chó Pomeranian (Phốc Sóc)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *