Kỹ thuật thay chậu Lan

Thay chậu hoa lan không khó khăn như chúng ta nghĩ, tuy nhiên cũng không đơn giản nếu ta không tìm hiểu một vài kiến thức cho công việc này.

Kỹ thuật thay chậu Lan - ky thuat thay chau lan 500x375

 

Chúng ta đều biết hoa lan có bộ rễ phát triển, vươn ra không khí tìm chất dinh dưỡng. Rễ liên tục phát triển cũng chính là cách thức hoa lan bám vào môi trường sống chung quanh nó.

Khi cây hoa lan bò ra khỏi cái chậu, thì vẫn chưa đủ yếu tố kết luận phải thay chậu cho hoa lan. Ta cần phải thay chậu khi chậu hiện không còn chỗ trống cho tép lan mới, và khi chất trồng bên trong không còn cung cấp dưỡng chất cho cây hoa lan của ta nữa. Ngoài ra nếu rễ cây bị úng thối do bị ẩm ướt lâu ngày, thì đây là lúc phải thay chậu, càng sớm càng tốt.

Việc thay chậu cho cây hoa lan không chiếm nhiều thời giờ, chỉ với 7 bước đơn giản:

+ Chuẩn bị dụng cụ: Ta cần chất trồng, 1 chậu mới và dụng cụ cắt tỉa đã được khử trùng ( việc khử trùng dụng cụ là thật sự cần thiết để cây lan không bị nhiễm nấm bệnh trong lúc thực hiện việc cắt tỉa).

+ Giữ cây lan từ phía bên hông chậu và kéo cây lan ra khỏi chậu, cần phải làm thận trọng để cây lan không bị gãy lá, dập rễ, dùng ngón tay nhẹ nhàng gỡ chất trồng cũ ra khỏi cây càng nhiều càng tốt, dùng ngón tay nhẹ nhàng làm lỏng bộ rễ của cây lan để lấy ra những chất trồng còn bám lại trên rễ.

+ Dùng dụng cụ cắt tỉa những phần rễ sậm màu, bị úng nước hoặc rễ bị đen để loại bỏ những phần rễ không mạnh khỏe của cây hoa lan. Rễ khỏe mạnh là những rễ có màu trắng hoặc nâu nhạt.

+ Loại bỏ những lá già chết, giả hành cũ, những giả hành này còn sống tuy nhiên đã rụng hết lá. Ta có thể cho chúng vào một chậu khác để chúng nhảy con mới.

+ Bỏ cây lan gọn gàng vào chậu mới, chậu mới phải được khử trùng, sạch và phải khô trước khi đem sử dụng. Chất trồng tùy theo cây hoa lan mà ta có thể sử dụng than đá, dớn, xơ dừa hay vỏ đậu phọng, … điều quan trọng là hỗn hợp chất trồng phải dễ thoát nước nhưng phải giữ được ẩm.

+ Cho chất trồng vào khỏang ½ cái chậu sau đó đặt nhẹ nhàng cây lan vào, cho chất trồng vào xung quanh cây lan, chèn quanh gốc để cây vững (chú ý không lấp mất cổ rễ cây lan).

+ Định hình cho cây lan nằm giữa chậu nếu cây hoa lan của bạn thuộc loài lan xếp tầng như Mokara hoặc Địa lan. Nếu cây lan là loài đa thân, hãy đặt nó một bên của tâm chậu.Và trong trường hợp ta không rõ cây lan của mình là loại nào hãy hỏi nhà vườn hoặc tham khảo kiến thức sách vở, mạng internet qua phần mô tả hình dạng lá, rễ rồi so sánh với cây lan của mình.

Nguồn: kithuatnuoitrong.com

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật thay chậu Lan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *