Nội dung chính
TP HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ có thể trồng dưa leo quanh năm, nhưng thích hợp nhất là đầu mùa mưa và trồng bán Tết Nguyên đán thì giá khá hơn.
Thời gian thu hoạch
Mùa nắng khoảng 28-30 ngày sau khi trồng.
Mùa mưa khoảng 33-35 ngày sau khi trồng.
Thời gian thu hoạch kéo dài 1 tháng, nếu cây sinh trưởng tốt, phân bón đầy đủ có thể kéo dài thời gian thu hoạch.
Cây xấu thì thời gian thu hoạch ngắn hơn.
Lượng hạt giống trồng 1000m2 đất: 100-150 gram hạt. Giống SG3.1 có những đặc điểm:
– Cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh.
– Trái nhiều trên nhánh khác.
– Trái thon dài: 14-17cm, nặng 120-140 gram.
– Màu xanh, phấn nhiều, giòn ngọt.
– Năng suất cao: 20-25 tấn/ha.
Thời vụ: ở TP HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ có thể trồng dưa leo quanh năm, nhưng thích hợp nhất là đầu mùa mưa (các tháng 5-6 dương lịch) và trồng bán Tết Nguyên đán thì giá khá hơn.
Làm đất và gieo hạt
– Đất được cày bừa thật kỹ, sạch cỏ, lên luống rộng 1-1,2 m, cao từ 20-25cm, hai luống cách nhau 30-35cm. Trên mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau 60-70cm, cây cách cây 30-40cm.
– Hạt trước khi gieo cần đem phơi nắng nhẹ khoảng 2-3 giờ, sau đó đem ngâm hạt trong nước nóng 35-40oC trong 4-5 giờ để cho hạt nứt mỏ thì lúc gieo hạt mọc rất đều. Hạt có thể gieo trực tiếp vào đất hay gieo trong bầu đất.
– Đất làm bầu: 2 đất + 1 phân bò hoai + 1 ít thuốc bệnh được pha trong nước tỉ lệ 2phần nghìn (20 gram/10 lít nước) tưới vào hỗn hợp đất phân bò làm bầu. Sau khi gieo khoảng 10-12 ngày thì cấy ra ruộng.
– Bảy ngày sau khi gieo có thể phun thuốc ngừa bệnh chết rạp cây con Ridomil: 10 gram thuốc/10 lít nước.
Phân bón và cách bón
* Phân bón dùng cho 1000m2.
– Phân hữu cơ: 2-3 tấn, Urê: 29kg, Kali: 24kg, Super lân: 44kg, Bánh dầu: 50kg, Vôi: 200kg.
* Cách bón:
– Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + bánh dầu + phân lân.
– Thúc lần 1: 7-10 ngày sau khi gieo (Urê: 9kg + Kali: 8kg).
– Thúc lần 2: 20-25 ngày sau khi gieo (Urê: 9kg + Kali: 8kg).
– Thúc lần 3: 30-35 ngày sau khi trồng: toàn bộ phân còn lại.
Mùa mưa có thể chia lượng phân bón ra 4-5 lần bón (đề phòng mưa rữa trôi phân bón).
Chăm sóc: Cần chú ý tới nhiều nước ở thời gian mới gieo hạt và thời gian ra hoa kết quả rộ. Những lúc mưa lớn phải đào mương thoát nước tránh ngập úng làm cho cây bị vàng úa, chậm sinh trưởng và có thể chết nếu ngập quá 2 ngày.
– Cắm chà: Lúc cây 4-5 lá thật và có vòi cần phải cắm chà cho cây dưa leo. Chà cắm cha A, X hoặc có thể dùng chà gai vì da leo có rất nhiều nhánh ngang.
– Làm sạch cỏ và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh….
Phòng trừ sâu bệnh
+ Sâu:
– Bọ rùa gặm khuyết lá. Phòng trị: Sevin, Sumi alpha.
– Bọ trĩ làm cùn đọt. Phòng trị: Oncol, Confidor….
– Nhện đỏ bám vào ngọn và mặt dưới lá làm chùn đọt, lá nhăn nheo, thời gian sau mặt dưới lá khô vàng rồi chết. Phòng trị: Ortus, Kelthane, Comite….
– Sâu xanh: Cyper, Sherzol, Sherpa….
+ Bệnh: Sương mai, phấn trắng, thán thư. Phòng trừ: Ridomil, Topsin, Score, Curzate.
– M8, Dacomil.
Có thể phun kết hợp thuốc sâu bệnh với một số loại phân bón lá, thuốc kích thích sinh trưởng làm tăng năng suất.
Nguồn: sưu tầm