Kỹ thuật trồng Ngô bao tử

Kỹ thuật trồng Ngô bao tử - ky thuat trong ngo bao tu 500x294

Ngoài ra thân lá và lá bi khi thu hoạch còn rất xanh non là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc (nhất là bò sữa), cá… Ở nước ta nhiều nơi đã trồng ngô bao tử giá trị thu được gấp 2 – 4 lần trồng lúa. Ngô bao tử thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm trên các loại đất tận dụng, 2 vụ, đất mạ… đặc biệt trồng vụ đông muộn (vụ mà ngô hạt không thể trồng được), giải quyết công ăn việc làm trong mùa nông nhàn, lại có thức ăn xanh cho chăn nuôi trong mùa đông giá rét.

1/ Thời vụ trồng

Yêu cầu về nhiệt độ của ngô bao tử là trên 18oC (từ tháng 2 – 11 dương lịch) tuy nhiên có 2 vụ thích hợp nhất:
+ Vụ xuân: gieo tháng 2 thu hoạch tháng 4.
+ Vụ đông: gieo tháng 9 thu hoạch tháng 11.
Thời gian cho mỗi vụ khoảng 70 – 80 ngày.

2/ Giống:

Sử dụng các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như Baby corn nhập nội hoặc có thể dùng các giống sau: DK 49, 9088, TSB2, Pacific 11, LVN23…

3/ Làm đất:

Nên trồng ở nơi đất cao, tưới tiêu chủ động, xa nguồn nước thải, khu công nghiệp đường quốc lộ. Đất được cày bừa nhỏ tơi xốp, sạch cỏ dại lên luống ruộng 70 cm, cao 15 – 20 cm.

4/ Mật độ khoảng cách:

Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc gieo trong bầu sau đó đưa ra trồng để khắc phục tính căng thẳng mùa vụ.
Ngô được trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách:
– Hàng x hàng: 45 – 50 cm.
– Cây x cây: 12 – 15 cm.
– Mật độ khoảng 130.000 – 160.000 cây/ha.

5/ Phân bón

Ngô bao tử cần nguyên tố đạm hơn lân và ka li, riêng phân chuồng bón càng nhiều càng tốt, không dùng phân tươi, nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục, lượng phân bón theo định mức sau:
– Phân chuồng 8 – 10 tấn/ha.
– Đạm 330 – 350 kg.
– Supe lân 370 – 400 kg.
– Kali 80 kg
* Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 30% đạm + 30% kali.
* Bón thúc:
– Lần 1: Sau khi mọc 10 – 15 ngày dùng 20% đạm + 20% kali.
– Lần 2: Sau khi mọc 25 – 30 ngày dùng 30% đạm + 40% kali.
– Lần 3: Sau khi mọc 35 – 40 ngày dùng 20% đạm + 10% kali.
Bón cách gốc 5 cm, lần 2 vun cao để chống đổ (nhất là vụ xuân hè) khi bón phân kết hợp xới xáo làm cỏ.
* Chăm sóc:
– Như ngô hạt, nếu ngô sinh trưởng kém hoặc gặp hạn có thể phun phân qua lá.

6/ Tưới nước:

Dùng nước sạch, nước sông, hồ lưu thông để tưới. Không dùng nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước bẩn ao tù, cần giữ ẩm thường xuyên cho đến lúc thu hoạch.

7/ Rút cờ:

Đây là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng với ngô bao tử, đặc biệt đem lại hiệu quả cao, tập trung dinh dưỡng cho bắp phát triển nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng trọng lượng bắp non. Thường sau khi gieo từ 45 – 50 ngày hoặc trước khi tung phấn là tiến hành rút cờ.

8/ Sâu bệnh:

Ngô bao tử thu hoạch nhanh vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất nên ít sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên cũng phải chú ý một số sâu bệnh chính: Sâu xám, sâu cắn lá đục thân rệp, bệnh khô vằn, héo xanh, đốm lá. Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, tránh dùng thuốc độc hại. Tốt nhất nên áp dụng các biện pháp canh tác.
+ Luân canh với cây họ đậu.
+ Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch.
+ Chọn giống chống bệnh.
+ Có thể xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc TMD85 BTN (0,2 – 0,3 kg/tạ hạt giống).

9/ Thu hoạch:

Sau trồng 40 – 75 ngày (tuỳ theo giống) có thể được thu hoạch, thu làm nhiều lần, mỗi ngày 1 lần (từ 7 – 12 ngày là kết thúc) khi thấy bắp ngô phun râu được 0,5 – 1,5 cm là thu hoạch được.
Trước khi thu hoạch nên kiểm tra nếu lõi dài 5 – 9 cm, đường kính lõi từ 1 – 1,5 cm là tốt nhất, nên thu vào sáng sớm. Sau khi thu phải xử lý ngay sản phẩm, tránh sây sát, ôi hỏng, nên thu cả lá bi để bảo vệ lõi tươi ngon lâu hơn.
Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng Ngô bao tử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *