Một số giải pháp xử lý “ngộ độc” mặn cho cây lúa

Biểu hiện của lúa bị “ngộ độc” mặn:

Một số giải pháp xử lý “ngộ độc” mặn cho cây lúa - 572720c12e78c

Cần kiểm tra độ mặn của đồng ruộng trước khi xuống giống

Biểu hiện trực tiếp: Cây lúa hút nước mặn thải ra ở chóp lá, đọng lại những độc chất Na+ (muối), dưới tác động của ánh nắng mặt trời sẽ làm cho lá lúa bị cháy từ chóp lá.

Biểu hiện gián tiếp: Na+ (muối) trong đất và nước sẽ làm cho rễ cây lúa không hút được nước, dẫn tới không hút được đạm và kali, cây lúa sẽ thiếu đạm và kali. Vào giai đoạn lúatrổ bông, lúa bị lép hạt do không thụ phấn được là biểu hiện của việc cây lúa bị “ngộ độc” mặn.

Một số giải pháp xử lý “ngộ độc” mặn cho cây lúa - 572720c98e1cd

Thăm đồng thường xuyên, không để ruộng khô nứt nẻ

* Biện pháp phòng ngừa “ngộ độc” mặn:

Thăm đồng thường xuyên, củng cố đê bao ngăn mặn. Không để ruộng khô bị nứt nẻ, nước mặn sẽ xâm nhập theo những kẽ nứt nẻ đó để vào ruộng.

Trước khi xuống giống nên kiểm tra độ mặn trong đất. Đào một hay vài hố trên ruộng lúa trước khi xuống giống, sau khi tháo hết nước trên ruộng, múc hết nước từ hố ra, để cho nước trong đất rỉ vào hố và dùng dụng cụ đo độ

mặn để xác định độ mặn. Nếu độ mặn còn 1 – 2%o thì chưa nên xuống giống.

Một số giải pháp xử lý “ngộ độc” mặn cho cây lúa - 572720cc80fc2

Vào giai đoạn lúa trổ bông, lúa bị lép hạt do không thụ phấn được là biểu hiện của việc cây lúa bị “ngộ độc” mặn

Nếu đất mặn không bị phèn thì bón Ca(SO4)2. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông thường là mặn kèm theo phèn nên tốt nhất là bón vôi nung, liều lượng 30 – 50 kg/1.000 m2. Khi làm đất bón vôi, đưa nước vào ruộng cho vôi

hòa ra đẩy mặn đi, sau đó tháo nước ra. Đo độ mặn, nếu độ mặn dưới 1%o là an toàn cho việc gieo sạ.

Phòng ngừa “ngộ độc” mặn được thực hiện ngay từ đầu vụ vì ở giai đoạn mạ, cây lúa rất mẫn cảm với độ mặn. Trong giai đoạn cây lúa làm đòng, trổ bông nếu bị “ngộ độc” mặn sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa. Biện pháp giải độc mặn cho cây lúa giai đoạn này là theo dõi triều cường để đưa nước ngọt vào cứu lúa.

Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: Một số giải pháp xử lý “ngộ độc” mặn cho cây lúa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *