Nội dung chính
- Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 28 đến mồng 6 Tết, cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hiện tượng quang hợp không thực hiện bao nhiêu, lá phát triển mới thường có màu xanh nhợt nhạt, mỏng, cành phát triển dài và yếu. Chủ nhà nhiều khi không tưới một ít nước mỗi ngày mà có khi đổ cả bia, nước ngọt vào gốc mai.
Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 28 đến mồng 6 Tết, cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hiện tượng quang hợp không thực hiện bao nhiêu, lá phát triển mới thường có màu xanh nhợt nhạt, mỏng, cành phát triển dài và yếu. Chủ nhà nhiều khi không tưới một ít nước mỗi ngày mà có khi đổ cả bia, nước ngọt vào gốc mai.
Với cây trồng chậu chưng trong nhà:
Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 28 đến mồng 6 Tết, cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hiện tượng quang hợp không thực hiện bao nhiêu, lá phát triển mới thường có màu xanh nhợt nhạt, mỏng, cành phát triển dài và yếu. Chủ nhà nhiều khi không tưới một ít nước mỗi ngày mà có khi đổ cả bia, nước ngọt vào gốc mai.
Chưa kể đến việc dùng thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa không rụng làm xáo trộn sinh lý của cây. Cây mai dồn nhựa ra để nuôi hoa đẹp, lại phải thiếu điều kiện sống trong một tuần lễ nên nhiều cây bị kiệt sức rất nhiều, nếu không chăm sóc tốt thì năm sau mai sẽ không còn hoa nữa.
Mai được đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa nở (cả nụ còn lại) để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, một số lá tạo trong lúc nở hoa dù xấu cũng để nguyên như vậy khoảng hơn một tuần cho cây hồi phục.
Với cây mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất:
Những cây này không bị mất sức nhiều nên ta không cần hồi sức cho mai như mai chưng trong nhà, nhưng sau khi chưng Tết xong ta phải lặt bỏ các hoa dù đã nở hay chưa nở, vì mai quen nắng nên cây trồng chậu chưng ngoài nắng không cần phải đem vào mát.
Chăm sóc mai sau Tết tạo nền tảng cho cây ra hoa cuối năm sau
Uốn tỉa
Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành. Việc kế tiếp là cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa.
Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.
Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn.
Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khỏang 5 – 10 mm. Khỏang chừa này để dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn.
Nếu chỉ là nút lá chưa mọc thành chồi thì phải chờ cho nút lá đâm chồi mọc ra 4 – 5 lá khỏe mạnh rồi mới dùng lạt cột ép vào phần thân để hướng ngọn lên trên. Không buộc ép kịp thời thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngòai khó coi. Phần chừa của thân gần ngọn thay thế sẽ được cắt bỏ sau khi ngọn mới đã cứng cáp.
Nguồn: vietq.vn