Cách trồng hoa hồng leo trên ban công nhà

Những khóm  hồng leo rực rỡ trong nắng sớm cùng nét mảnh mai của cành lá sẽ là lựa chọn hoàn hảo để tô điểm cho không gian nhà bạn. Vậy bạn đã biết cách trồng hoa hồng leo trên ban công? Hãy tham khảo ngay cách trồng hoa hồng leo đúng chuẩn mà nuoitrong123 sẽ chia sẻ ngay sau đây nhé!

Các đầu mục chuẩn bị

Cách trồng hoa hồng leo trên ban công nhà - cach trong hoa hong leo tren ban cong nha

Trong cách trồng hoa hồng leo, công tác chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tính sống còn của cây ở giai đoạn non. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì?

– Cây giống: gọi chung là hoa hồng leo nhưng nhóm thực vật này có thành phần loài rất đa dạng và để phù hợp với ban công nhà, bạn nên chọn những giống vừa ưa sáng, vừa có khả năng chịu bóng, khỏe cây, ít sâu bệnh, đồng thời cho bông sai quanh năm, cành rũ mềm mại để có thể neo đậu dọc lan can hay trên các vòm sắt thiết kế sẵn.

– Đất trồng: hoa hồng leo không chịu được ngập úng, ưa đất giàu dinh dưỡng nên loại đất lý tưởng để gieo trồng là đất sét pha cát và thêm chút phân chuồng hoai mục hoặc phân nhả chậm.

– Chậu/bồn: với khả năng phân nhánh và vươn mình mạnh mẽ, lựa chọn bồn/chậu trồng hoa hồng leo bạn cần đặc biệt lưu ý. Tốt nhất là nên ưu tiên những bồn làm bằng xi măng kiên cố, có khả năng chống đỡ và chịu lực tốt, giúp nâng đỡ và trữ dinh dưỡng nuôi cây. Đặc biệt, dù lựa chọn của bạn là gì thì đường kính bồn/chậu phải đạt tối thiểu 32 cm và chiều cao tối thiểu là 30-40 cm. Có như vậy mới đảm bảo cho bộ rễ của hoa hồng leo phát triển.

– Vị trí trồng: khi cây còn đang nhỏ, bạn có thể trồng trên chậu đặt ở sàn ban công hay đâu đó, tùy thích. Khi cây lớn dần, hệ thân cành phát triển mạnh và cần tới điểm tựa, hãy đặt cây ở bồn/chậu nằm ở góc ban công. Do đó, nếu nghĩ đến hướng dài hơi, cách tốt nhất là ngay từ ban đầu, bạn hãy trồng hoa hồng leo ở góc ban công cho cây sinh trưởng tối ưu và bạn cũng tiện bề chăm sóc.

Cách trồng hoa hồng leo

Cách trồng hoa hồng leo trên ban công nhà - cach trong hoa hong leo tren ban cong nha 1

Thời điểm trồng hoa hồng leo lý tưởng là vào mùa xuân bởi cây con sẽ ít sâu bệnh và sinh trưởng mạnh mẽ hơn các mùa vụ khác. Hoa hồng leo thường được trồng bằng cách giâm cành. Đầu tiên, chúng ta cắt cành khỏe mạnh, có kích thước chừng 15-25 cm, sở hữu 2-3 chồi mắt rồi ngâm trong nước ấm hoặc dung dịch atonik để kích thích đâm rễ phụ. Sau đó, đem cành vừa ngâm cắm xuống đất theo đúng chiều sinh trưởng của cành. Độ sâu cành cắm là 7-10 cm và tưới nước đủ ẩm cho cây.

Với hoa hồng leo, bạn có thể bón lót cho cây ngay ở giai đoạn trồng. Lưu ý, không nên bón ngay sát hệ rễ mà bón vòng quanh gốc, cách rễ tầm 10-20 cm để kích thích bộ rễ phát triển. Sau 10-15 ngày, bới một bên gốc để kiểm tra mức độ phát triển của rễ, nếu ổn thì không cần bổ sung dinh dưỡng nhưng nếu thấy hệ rễ còn kém, tăng cường bổ sung phôt pho cho cành giâm.

Cách chăm sóc hoa hồng leo

Cách trồng hoa hồng leo trên ban công nhà - cach trong hoa hong leo tren ban cong nha 4

Cách trồng hoa hồng leo là vậy còn chăm sóc hoa hồng leo như thế nào là đúng cách? Hãy kéo xuống để xem chi tiết nhé!

Về chế độ ánh sáng: hồng leo là cây ưa sáng và cũng có khả năng chịu bóng. Thời gian chiếu sáng lý tưởng trong ngày là 6 tiếng. Vào mùa đông, nếu không đủ thời gian chiếu sáng trong ngày cho hoa hồng leo, bạn có thể cân nhắc việc chiếu sáng bằng đèn điện.

Về nhiệt độ, hồng leo sinh trưởng tối ưu trên nền nhiệt từ 22 – 28 độ C. Dưới 15 độ C, tốc độ sinh trưởng của cây bị ngừng trệ. Chính vì vậy trong mùa đông, nếu cây còn nhỏ thì bạn nên trùm nilon cho chúng còn khi cây đã lớn, hệ thân lá phát triển mạnh thì bạn nên tưới nước ấm (25-28 độ) cho cây kèm theo việc phủ gốc bằng tro hoặc trấu. Vào mùa hè, nếu nền nhiệt tăng quá cao, chúng ta nên tưới nước dạng sương mù để hạ nhiệt cho cây.

Cách trồng hoa hồng leo trên ban công nhà - cach trong hoa hong leo tren ban cong nha 3

Về chế độ nước: hoa hồng leo ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng. Đặc biệt, việc nước đọng trên thân cành sẽ khiến hồng leo dễ bị sâu bệnh, nấm và rệp. Thế nên khi tưới cho hồng leo, vào mùa khô, chúng ta nên tưới ngày 1 lần và tưới tập trung quanh gốc thay vì phun trực tiếp vào thân và các phiến lá. Vào mùa mưa, tùy vào độ se của đất trồng mà điều chỉnh chu kỳ tưới từ 5-7 ngày/lần.

Về chế độ phân bón: loại phân bón số 1 cho hoa hồng leo là phân hữu cơ chứa N, P, K và bón đủ vào mùa xuân. Ở thời điểm cây phát triển hệ lá, bón nhiều phân chứa N còn khi cây cần phát triển gốc thân gỗ, bổ sung nhiều kali. Trước thời điểm cây ra hoa tầm 1 tháng, tập trung bón phôt pho để phát triển hệ rễ và thúc hoa nở.

Về kĩ thuật cắt tỉa hoa hồng leo: trước khi cây ra hoa, chúng ta nên cắt tỉa các mầm hoa phụ để tập trung dinh dưỡng vào các cành chính, hoa chính, giúp hoa to và đẹp hơn. Khi hoa đã tàn, cắt bỏ phần thân/cành mang hoa (sâu vào độ 5-7 cm so với điểm nở hoa) nhằm loại bỏ các chồi hoa phụ dễ cho bông nhỏ.

Trên đây là tất tần tật về cách trồng hoa hồng leo cùng kĩ thuật chăm bón giống thực vật xinh đẹp này. Sau cùng, chúc bạn sẽ có một ban công thắm sắc, ngát hương thơm cùng hoa hồng leo và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trong!

 

Thảo luận cho bài: Cách trồng hoa hồng leo trên ban công nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *