Kĩ thuật trồng hoa Hồng

Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát., tốt nhất tưới bằng bình có vòi hoa sen.

Kĩ thuật trồng hoa Hồng - ki thuat trong hoa hong 500x333

1. Chọn đất trồng.

– Cây hoa hồng có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất phù sa, đất thịt có bón thêm phân hữu cơ, phân trấu mục.

– Không nên trồng trên đất thịt nặng pha sét, đặc biệt là đất bị nhiễm mặn hay phèn.

– Nguồn nước tưới cũng không được nhiễm phèn, mặn.

2. Làm đất.

– Dọn sạch cỏ, rác, cày, xới đất cho thông thoáng, tơi xốp và chôn vùi bớt mầm mống sâu bệnh, nếu có điều kiện nên phơi ải đất.

– Thiết kế luống (liếp) theo hướng Bắc – Nam, để tăng lượng ánh sáng mặt trời cho cây, liếp rộng 0,8 – 0,9m, cao 0,2 – 0,25 m, cách nhau 0,5m; chiều dài khoảng 12 – 15 m.

3. Bón phân.

– Bón lót: Sau khi lên liếp, bón lót bằng phân chuồng hoai mục, trộn với tro trấu theo tỷ lệ 1 : 2, bằng cách rải một lớp hỗn hợp phân này dầy khoảng 3 – 4 cm, sau đó xới nhẹ để trộn phân vào đất.

– Bón thúc: Có nhiều cách, nhưng nên bón bằng một trong hai cách sau: + Rải xung quanh gốc cây hồng, mỗi gốc một muổng canh phân NPK( loại 20 – 20 – 15), sau đó tưới nước để phân tan và ngấm dần xuống đất. Thời gian bón khoảng 1 – 1,5 tháng một lần. + Cách thứ hai: dùng một muổng canh phân NPK ngâm trong 10 lít nước tưới vừa đủ ẩm cho đất mặt liếp, khoảng 3 – 4 ngày tưới một lần.

4. Chuẩn bị cây giống.

Tốt nhất là nên liên hệ mua cây giống đã được sản xuất sẵn ở những cơ sở sản xuất giống. Nếu không, có thể ghép theo cách sau:

+ Chuẩn bị gốc ghép:

– Cây làm gốc ghép tốt nhất nên dùng cây hồng dại, vì chúng sống mạnh, sinh trưởng tốt, sống lâu, mau ra rễ và có tỷ lệ sống cao, những người có kinh nghiệm cho rằng nên dùng giống Tầm Xuân nhiều hoa( Rosa multiflora).

– Chọn cành bánh tẻ lớn hơn cây đũa ăn một chút, cắt thành từng đoạn dài khoảng 15 – 20cm, cắt bỏ những lá gần gốc và xử lý kích thích ra rễ, có thể dùng NAA: 500mg/ lít nước, ngâm cành khoảng 10 giây.

– Sau khi xử lý thuốc, đem giâm cành lên luống đất với khoảng cách đã được định sẵn trên luống hay giâm vào bầu nilon, có đục lỗ bên trong chứa đất mùn và phân mục. Đem bầu giâm vào chỗ mát hoặc che nắng cho liếp giâm.

– Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho đất và phun nước dạng sương mù, tạo độ ẩm không khí cao để đạt tỷ lệ cành giâm sống cao.

– Sau khi cây sống ngắt bỏ những mầm ở gần gốc để cây sinh trưởng mạnh, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn để ghép.

+ Chuẩn bị giống ghép:

– Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều giống hồng, nhưng muốn bán được giá nên chọn những giống có nhiều bông, bông to và đẹp, mới lạ để lấy mắt ghép.

– Cành để lấy mắt ghép nên chọn những cành đã ra bông, chọn những mắt ở đoạn giữa giữa cành để lấy mắt ghép, tránh chọn mắt ở gần gốc, cành ghép sau này sẽ yếu.

– Không lấy mắt nằm gần ngọn cành, tỷ lệ sống sau khi ghép sẽ thấp.

– Có nhiều cách ghép, nhưng theo những người có kinh nghiệp thì nên áp dụng cách ghép mắt vì vừa đơn giản vừa dễ thành công hơn.

5. Khoảng cách trồng:

Trên mỗi liếp trồng 2 hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 0,4 – 0,5m, trên mỗi hàng trồng cây cách cây khoảng 0,3 – 0,4m.

6. Chăm sóc:

– Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát., tốt nhất tưới bằng bình có vòi hoa sen.

– Thỉnh thoảng làm cỏ, sới xáo nhẹ cho mặt liếp trồng không bị rẽ đất, bí nước.

– Thường xuyên kiểm tra vườn hồng để phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời sâu bệnh gây hại cho cây như: rệp sáp, sâu ăn lá, rầy mềm, nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh đốm đen, đốm xám, bệnh phấn trắng, rỉ sắt, bệnh khô cành, khô lá, thối hoa vv….

7. Thu hoạch:

– Thu hoạch khi hoa vừa hé nở.

– Thu hoạch vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

– Sau khi tỉa bớt lá, bó thành từng bó nhỏ đem đi tiêu thụ, hay để trong phòng mát ( nếu chưa xuất kịp,) để giữ cho hoa tươi lâu.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật trồng hoa Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *