Cây cảnh được tạo theo nhiều dáng, nhiều thế khác nhau tùy theo đặc điểm từng vùng từng trường phái, theo quan niệm của mỗi trường phái, bonsai có những đặc điểm như sau:
1. Theo trường phái Bonsai An Huy
Khu vực Huyện Hợp và Vân Nam của An Huy bốn mặt là núi vây quanh nên dân chúng ở đây đời đời kiếp kiếp trồng cây trên sườn núi để dùng cho Bonsai. Vì thế họ có kinh nghiệm phong phú về trồng trọt và tạo dáng, hình thành một phong cách nghệ thuật độc đáo, trở thành một phái gọi là phái An Huy.
Chậu cảnh phái An Huy với đặc điểm là màu xanh (thương cổ) độc đáo.
Các loại cây phái An Huy dùng là cây Mai, La Hán tùng, Hoàng sơn tùng, Hội bách, Thúy bách, Đào Quế hoa, Tử Vi, Nam thiên trúc… nhất là cây Mai nổi tiếng là “Huy Mai”.
Chậu cảnh Mai trang có lục ảo, Cốt Lý Hồng và Tống Xuân Mai… là những loại cây quý. Tạo dáng Huy Mai cơ bản là thuộc loại hình quy tắc, cái độc đáo của nó là thân cây tạo dáng rất tinh xảo, đối xứng nhau.
Bonsai An Huy tạo dáng đều bắt đầu từ cây non, rồi dùng gậy cắm vào đất làm vật chống cây giúp tạo dáng. Mỗi năm tiến hành một lần, chủ yếu là uốn cong hình thể cành lớn, còn cành nhỏ thì không phải gia công.
Một chậu cảnh Mai Huy từ lúc đánh rễ cho đến khi định hình thường phải trải qua 10 năm. Đặc điểm của nó không phải là gửi mà cũng là cả già (lão) nữa…
Mai Huy tạo dáng có các loại:
a. Loại Du Long cũng gọi là Long cảnh
Thân cây từ rễ đến ngọn uốn dần thành hình chữ “S” nom tựa Rồng lượn. Hai bên cành trái và phải đều đặt vào chỗ lõm thân cây hình thành hình chữ “S” cong lên. Trái phải đối xứng bằng nhau.
b. Loại Tam đài (3 bậc)
Thân cây không cao, chỉ có 2,3 tầng cong. Cành lá bên trên hình thành ba phiến. Tầng thứ rõ rệt. Mỗi phiến đều hình thành hình Thủy bình (ngang bằng) hay bán cầu.
c. Loại Tý Can
Đem bổ cây Mai thô không thành hình hoặc bị già yếu, lấy đi các chất gỗ trong thân cây mà chỉ giữ lại lớp vỏ cùng mấy cành cây đợi chỗ vết thương mủn ra rồi mới ghép cành lá vào với ý nghĩa cây khô đón xuân đến.
Dùng các loại hình dáng cây khác còn có các kiểu xoáy, bình phong… Ngoài tạo dáng kiểu quy tắc ra, Bonsai An Huy cũng có các loại cây cảnh dạng tự nhiên, thân cây hơi cong còn các cành đều dùng phương pháp tạo dáng cắt trả để
2. Theo trường phái Bonsai Thượng Hải
Bonsai Thượng Hải là trường phái nghệ thuật Bonsai thành phố Thượng Hải.
Bonsai chậu cảnh tự nhiên phóng khoáng, quy cách hình thức muôn hình muôn vẻ: có loại Bonsai nhỏ, cũng có loại Bonsai siêu nhỏ. Cách chăm sóc là từ lúc nhỏ, cũng có loại đào trên núi mang về chăm sóc. Tạo dáng đều dùng phương pháp “Bó thô cắt nhỏ”.
Trước tiên lấy giàn thép bó lại các nhánh chính, sau một năm cởi dây ra và gia công cắt tỉa. Hình thức gia công muôn hình muôn vẻ, sau khi thành hình các nhánh cây sẽ uốn cong tự nhiên, đường nét sáng sủa, các lá cây sẽ phân bổ từng ô, hình thành tự nhiên.
Căn cứ vào đặc trưng các loại cây cũng như thần sắc, vòng cây hình thành một cách tự nhiên, tránh tạo dáng mềm yếu và cứng nhắc. Phái Thượng Hải Bonsai thường thông thoáng, tầng lớp rõ rệt, biến hóa phong phú như vẽ trong tranh nên có phong cách độc đáo, riêng biệt.
Các loại cây dùng cũng phong phú ước có hơn trăm loại, thường có Ngũ kim tùng, Hắc tùng, La Hán tùng, Chân bách… Ngoài ra còn có cây Du, Phong, Tước Mai, các loại trúc Trảo tử, Hoàng Dương, Lục nguyệt sương, Nam Thiên trúc, Thạch lựu…
3. Theo phong cách Bonsai Dương Châu
Bonsai Dương Châu lấy trung tâm là Dương Châu tiêu biểu cho phong cách Bonsai khu vực phía Bắc Giang Tô.
Chậu cảnh Bonsai Dương Châu có đặc điểm lấy quấn để tạo dáng đều phải gia công từ lúc còn non.
Căn cứ vào nét họa “chi vô thốn trực” đem cành uốn hình con rắn, dày một tấc ba vòng, khiến cành lá cắt bó thành hình vân phiến (mảnh mây) cực mỏng. Thân cây thành hình xoắn ốc cong lại. Cây có hình bậc thang 1 – 3 tầng và nhiều tầng.
Chậu cảnh Bonsai Dương Châu thường rải sỏi trong chậu gọi là điểm thạch. Lấy sỏi đá so sánh với thực vật làm cho cây có khí thế ngút trời, đồng thời tăng thêm dáng vẻ tự nhiên.
Bonsai Dương Châu còn 1 loại đặc biệt là kiểu Thủy hạn, nghĩa là trong chậu cảnh có một phần đất, còn 1 phần là nước. Như vậy có sơn thủy lại trồng cây nên rất được ưa chuộng.
Cùng với loại này còn có loại Hạn bồn thủy ý dùng đá cuội nhỏ để thay cho nước chảy, tuy không trữ nước song có cảm giác như nước chảy.
Loại cây gồm chủ yếu với cây Tùng, Bách, Du, Dương (Trảo tử Hoàng dương) và La hán tùng, Nghênh Xuân, Lục nguyệt sương v.v..
Bonsai truyền thống Dương Châu còn có loại hòn non bộ, loại treo và loại treo rễ cây.
4. Theo phong cách địa phương của Bonsai Tô Châu
Bonsai Tô Châu lấy thị trấn Tô Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách Bonsai khu vực phía Nam tỉnh Giang Tô. Hình thức truyền thống của trang cảnh là lấy quy tắc làm chủ. Tạo dáng điển hình là thân cây đứng có 6 đài ba thác một đỉnh.
Toàn bộ lấy quấn làm chính và cần tới hơn 10 năm thì quá trình gia công mới hoàn thành.
Chậu cảnh Tô Châu lấy Bonsai cây cảnh là chính, phần lớn là đào các cây cổ ở núi, rồi ghép thêm cành vào dùng phương pháp chỉnh hình “quấn thô cắt nhỏ” hình thành.
Các loại cây gồm các loại cây có lá như Tước Hải, cây Du, Tam giác phong, Thạch lựu và Mai.
Chậu cảnh Bonsai Tô Châu có hình thức truyền thống là loại Bình phong, Thuận phong, Thùy kỷ thức và Bế can thức…
Mấy năm gần đây, chậu cảnh Tô Châu phái đã phá vỡ phương pháp truyền thống lấy thiên nhiên làm đẹp, phản đối tạo dáng mềm mại, dùng quấn là chính trở thành dùng cắt là chính, lấy quấn làm cơ bản.
5. Theo phong cách Bonsai Tứ Xuyên
Bonsai Phái Tứ Xuyên lấy Thành Đô làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Bonsai tỉnh Tứ Xuyên.
Bonsai Tứ Xuyên phái có những quy tắc phong phú đa dạng, có nhiều danh mục và mỗi thứ lại có cách luật riêng. Thân cây và cành cây ngay lúc nhỏ phải uốn cong với các cách khác nhau, thường chú trọng cấu đồ không gian lập thể.
Các kiểu Bonsai có kiểu “treo buộc”, treo vuông, treo đối nhau, rồng cuộn tam loan cửu đáo, đại loan tùy chí. Phần rễ đều dùng nhiều loại rễ giao nhau hay rễ treo lộ trảo. Các loại giống cây dùng cho Bonsai là Kim thiên tử, Thiếp canh hải đường, La hán tùng, Lục nguyệt sương, Mai, Thạch lựu, Trúc U…
Mấy chục năm nay, Bonsai Tứ Xuyên dựa trên cơ sở truyền thống, sáng tạo ra một loạt các kiểu dáng tự nhiên có màu sắc tự nhiên.
6. Theo phong cách địa phương của Bonsai Lĩnh Nam
Bonsai phái Lĩnh Nam lấy Quảng Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).
Những nhà làm Bonsai đã dùng cảnh sắc “nhấp nhô chập chùng” để sáng tạo ra phương pháp tự hình “cắt tỉa”. Loại chỉnh hình này có tỉ lệ thích đáng giữa cành và lá, trên dưới đều nhau, chú trọng đường cong ở rễ, thân và cành. Cây có dáng tự nhiên không gò bó. Mặc dù do bàn tay người tạo ra song đem lại sự hưởng thụ cái đẹp thiên nhiên hình thành một phong cách độc đáo.
Hình thức thường thấy của Bonsai Lĩnh Nam là hình đại thụ, thân cây chắc khỏe, rễ cây sum xuê, lá mọc rậm rạp.
Bonsai Mộc Miên thân cây mộc thẳng, cành bên bằng nhau.
Loại Bonsai kiểu vách núi chia ra loại toàn bộ và một nửa; song đều dùng cách chiết cành ghép thân nên có dáng khỏe mạnh.
Bonsai loại rừng cây gồm ba cây trở lên hợp thành, mô phỏng cảnh rừng rậm có không khí thiên nhiên.
Loại cây thì thường chọn các cây Du, Tước Hải, Cửu Lý Hương, Trà Phúc Kiến… có mầm mọc nhanh và khỏe.
Theo CaycanhViet.com